"Cười rụng rốn" với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

"Cười rụng rốn" với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

"Mèo vừa là vật rắn, vừa là chất lỏng?", ôm cá sấu sẽ chơi bạc may mắn hơn... là một vài trong số những phát minh đoạt giải Ig Nobel năm nay.

Tại trường ĐH Harvard mới đây, những nghiên cứu khoa học khiến người người lăn ra cười trước rồi mới suy nghĩ, Ig Nobel lần thứ 27 đã được công bố.

Giải thưởng Ig Nobel là giải thưởng "nhái" lại của giải Nobel danh giá, được Tạp chí khoa học vui Annals of Improbable Research (AIR) có trụ sở tại Mỹ tổ chức.

Điểm đặc biệt là Ig Nobel chuyên thiên về những phát minh hài hước, gây bất ngờ tới mức... nhảm nhí.

Ig Nobel Vật lý: "Mèo vừa là vật rắn, vừa là chất lỏng?"

Giải thưởng "danh giá" ở lĩnh vực Vật lý này năm nay đã được trao cho nhà nghiên cứu thuộc ĐH Lyon - Marc-Antonie Fardin vì đã sử dụng các kiến thức liên quan đến động lực học, chất lỏng nhằm giải quyết vấn đề: "Mèo có thể vừa là chất rắn, vừa là chất lỏng không?"

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Nguồn cảm hứng của nghiên cứu này đến từ việc Marc quan sát thấy chú mèo cưng có thể thích ứng với mọi dạng vật chứa như lọ, xô, bồn rửa mặt...

Kết quả nghiên cứu cho thấy mèo con ít bị biến dạng trong thời gian dài hơn là những con mèo già và lười vận động.

Thế nên, mèo vừa có thể là chất rắn, vừa có thể là chất lỏng, phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Ig Nobel Hoà bình: chữa chứng ngưng thở khi ngủ bằng… kèn didgeridoo

Một nhóm 6 nhà nghiên cứu thuộc nhiều quốc gia đoạt giải Ig Nobel Hòa bình với nghiên cứu về việc thổi kèn Didgeridoo (loại kèn của thổ dân châu Úc) ảnh hưởng đến chứng ngừng thở khi ngủ.

Kèn didgeridoo

Các nhà khoa học nhận thấy, bệnh nhân tỉnh táo vào ban ngày và ngủ ngáy ít hơn sau vài tháng luyện tập didgeridoo. Thấy lạ, họ bắt tay vào tiến hành thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu làm việc với 25 người phàn nàn về việc ngủ ngáy, dạy cho họ cách chơi didgeridoo và bắt họ luyện tập 6 ngày/tuần. Kết quả là họ tỉnh táo hơn vào ban ngày và ít gặp vấn đề về hô hấp khi ngủ vào ban đêm. Nhóm nghiên cứu kết luận, việc thổi kèn có thể giúp ích đường hô hấp trên khiến việc thở dễ dàng hơn.

Ig Nobel Kinh tế: Nuôi cá sấu có thể ảnh hưởng đến máu cờ bạc của người nuôi

Nhà nghiên cứu Matthew Rockloff và Nancy Greer được trao giải với nghiên cứu về hành vi ôm cá sấu khi chơi bạc. Trong cuộc thử nghiệm, những người nghiện cờ bạc và cả người bình thường phải ôm con cá sấu dài một mét trước khi chơi máy đánh bạc mô phỏng.

Ig Nobel Kinh tế: Nuôi cá sấu có thể ảnh hưởng đến máu cờ bạc của người nuôi

Nghiên cứu tiến hành năm 2010 với sự tham gia của 103 người đến từ Queensland, Australia.

Kết quả cho thấy, nhóm nghiện cờ bạc có xu hướng đặt cược cao hơn sau khi ôm cá sấu, vì não họ hiểu nhầm cảm giác phấn khích khi ôm một con vật nguy hiểm là dấu hiệu may mắn.

Ig Nobel Sinh học: Động vật có cơ quan sinh dục "hoán đổi"

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng một số loài côn trùng sống trong các hang động dường như có sự đối lập trong cơ quan sinh dục so với thông thường. Cụ thể, con có trứng lại có bộ phận sinh dục của con đực và ngược lại.

Nhóm tác giả khẳng định, phát hiện mới này sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu chọn lọc tự nhiên và sự tiến hóa của sinh vật.

Ig Nobel Nhận thức: Liệu các cặp song sinh có thể nhận ra mặt mình?

Nhóm tác giả người Ý đã vinh dự nhận giải thưởng Ig Nobel về lĩnh vực nhận thức với đề tài "liệu các cặp song sinh có thể nhận diện ra chính họ"?

Ý tưởng của nghiên cứu này được nảy ra từ việc nhiều cặp song sinh cùng trứng không nhận diện được chính họ.

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Cụ thể, nhóm đã tuyển 10 cặp anh em song sinh và chụp hình khuôn mặt của họ. Sau đó, những người tham gia được yêu cầu phân biệt gương mặt, chụp từ bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới càng nhanh càng tốt.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những cặp song sinh gặp khó khăn trong việc nhận diện ra đâu là chính mình.

Ig Nobel Giải phẫu: Đàn ông lớn tuổi sẽ có đôi tai lớn hơn bình thường?

Bạn bật cười khi nghe thấy nghiên cứu này ư? Nhưng đây đã được các nhà khoa học Pháp chứng minh tính đúng đắn.

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát với 1 nhóm nam giới hơn 206 người, tuổi từ 30 tới 93. Và dường như đôi tai của họ thực sự lớn thêm một khoảng nhỏ 0,22 mm mỗi năm.

Mặc dù nhóm nghiên cứu này vẫn chưa trả lời được câu hỏi vì sao có mối liên hệ giữa tuổi tác và độ dài của tai. Nhưng đây cũng là ý tưởng khá mới cho các nhà khoa học đào sâu nghiên cứu thêm.

Ig Nobel Dinh dưỡng: Phát hiện thấy máu người trong loài dơi - phải chăng dơi hút máu người?

Giải Ig Nobel Dinh dưỡng được trao cho nhóm nhà nghiên cứu Fernanda Ito, Enrico Bernard, và Rodrigo Torres ở Brazil, Canada.

Tuy nhiên, đây không phải giải dinh dưỡng cho người mà là nghiên cứu khoa học về việc tìm thấy máu người trong loài dơi quỷ.

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Đây được cho là báo cáo có tính khoa học về đặc tính loài dơi Diphylla ecaudata này trong tự nhiên.

Phát hiện này đặt ra câu hỏi như ta cần làm gì khi con người lỡ xâm phạm đến lãnh địa của loài dơi quỷ hay là loài dơi chiến đấu với loài khác bằng cách nào?

Ig Nobel Y học: Hoàn toàn có thể đo được mức độ "phẫn nộ" của 1 người

Giải thưởng này được trao cho nhóm nhà nghiên cứu Jean-Pierre Royet, David Meunier, Nicolas Torquet, Anne-Marie Mouly, Tao Jiang đến từ Pháp, Anh - với công nghệ quét não tiên tiến có thể đo được độ "tức giận đến phát điên" hay phẫn nộ trước 1 món ăn của một người.

Ig Nobel Công nghệ số: Cầm tách cà phê thế nào để không bị trào ra ngoài

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Jiwon Han là người được trao giải thưởng này khi sử dụng phương pháp số kết hợp với công nghệ mô phỏng trên máy tính để tính toán cách thức giúp bạn cầm cốc cà phê đi lại mà không bị trào ra ngoài.

Theo đó, cách tốt nhất là đặt chúng lên đầu, nhìn thẳng về phía trước, và đi giật lùi.

Ig Nobel Phụ sản: Đứa trẻ trong bụng có thể phản ứng mạnh mẽ với âm thanh phát ra từ âm đạo của mẹ

Cười rụng rốn với những phát minh ngớ ngẩn nhất quả đất 2017

Theo đó, nhóm tác giả Marisa Lopez-Teijon, Alex Garcia-Faura, Alberto Prats-Galino, Luis Pallares Aniorte người Tây Ban Nha cho rằng, em bé trong bụng nghe nhạc rất tốt nhưng thay vì nghe nhạc trên bụng mẹ thì hãy cho chúng nghe qua đường âm đạo của mẹ, như vậy sẽ tốt hơn nhiều.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận