(Tổ Quốc) - Thị trường Internet vạn vật (IoT) của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, với doanh thu dự kiến sẽ vượt 13 tỷ USD vào năm 2028.
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập cũng như trao đổi dữ liệu với nhau.
Trang Vietnam Briefing của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates ngày 24/1 đã đăng bài viết nhận định về tiềm năng khai thác công nghệ Internet of Things (IoT) tại Việt Nam.
Công nghệ Internet of Things (IoT) bao gồm các thiết bị được kết nối với Internet nhằm trao đổi dữ liệu với các thiết bị phần cứng khác và có phản hồi tương ứng.
Chẳng hạn như, một ngôi nhà có hệ thống chiếu sáng tự động có thể được quản lý từ xa hoặc sử dụng máy dò chuyển động để tự bật hoặc tắt khi cần thiết. Công nghệ này đang trở thành ngành kinh doanh lớn trên thế giới.
Trên thực tế, theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, IoT tại Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 13,11 tỷ USD từ năm 2024 đến năm 2028, với tốc độ CAGR là 14,83%. Chỉ riêng năm 2024, dự kiến sẽ đạt 7,54 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, một số khu công nghệ cao đã phát triển IoT mạnh mẽ ở Việt Nam. Chính động lực này đã giúp các doanh nghiệp nước ngoài chú ý nhiều hơn vào hoạt động sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam.
Cụ thể, khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và phát triển trong 4 lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.
Hay khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những khu công nghệ thành công nhất ở Việt Nam với vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD.
Những cơ hội
Nền kinh tế đang phát triển sẽ thúc đẩy tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và tạo ra nhu cầu cao về các sản phẩm IoT tại Việt Nam. Các tiện ích và công nghệ thông minh như hệ thống an ninh gia đình kết nối từ xa với thiết bị di động hay ti vi kết nối với WiFi tại nhà hiện giúp người dùng chia sẻ nội dung linh hoạt và chủ động hơn.
Các công ty điện tử nước ngoài có thể nhìn thấy cơ hội sinh lời trong việc bán lẻ các sản phẩm liên quan đến IoT, từ thiết bị viễn thông di động đến các hệ thống giám sát phản ứng nhanh và phức tạp hơn tại Việt Nam.
Với một số chuỗi bán lẻ điện tử lớn, các cửa hàng trải rộng khắp cả nước, các nhà sản xuất thiết bị IoT có thể tương đối dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu dùng đang bùng nổ của Việt Nam.
Thách thức
Tuy nhiên, một số thách thức hiện cũng đang gặp phải tại Việt Nam trong quá trình triển khai IoT ngày nay. Bởi vì các thiết bị IoT sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi được kết nối với các thiết bị IoT khác nên cần phải tiêu chuẩn hóa kỹ thuật. Sự phân mảnh trong quá trình phát triển và triển khai các thiết bị IoT có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán và các vấn đề về tích hợp. Điều này cũng có thể làm giảm hiệu suất và gây tốn kém hơn khi vận hành.
Ngoài ra, sự phổ biến của các thiết bị IoT làm tăng mối lo ngại về an ninh mạng. Chẳng hạn như các vụ tấn công mạng có thể gây ra tổn thất đáng kể cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngành này sẽ phải dành một lượng thời gian và nguồn lực đáng kể để cập nhật hệ thống bảo mật.
Tiềm năng từ các công ty IoT chủ chốt tại Việt Nam
FPT Software
FPT Software là một phần của Tập đoàn FPT Việt Nam. Đây là nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm với cơ sở khách hàng toàn cầu. Công ty cung cấp các giải pháp phần mềm cho một số tập đoàn lớn nhất thế giới, bao gồm Hitachi, Unilever và Deutsche Bank.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
VNPT cũng là công ty có hạ tầng mạng và dịch vụ di động phủ sóng khắp Việt Nam. Sản phẩm IoT chủ lực của VNPT là VNPT IoT Guard. Theo người phát ngôn của công ty, đây là một trong những sản phẩm thương mại đầu tiên ở Việt Nam để bảo vệ các thiết bị IoT.
Viettel
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) có mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng nhất Việt Nam. Viettel đã tận dụng điều này để phát triển hiệu quả nền tảng quản lý kết nối (CMP) nhằm cải thiện khả năng kết nối và thu thập dữ liệu của các thiết bị IoT.
Các thiết bị IoT đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và điều này không phải là không được công nhận. Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy đầu tư phát triển ngành và hiện, một số sản phẩm IoT trong nước đã có mặt trên thị trường.
"Đây là một ngành tương đối nhỏ ở Việt Nam khi so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới nhưng sẽ còn nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Với suy nghĩ này, các công ty nước ngoài sản xuất thiết bị và dịch vụ IoT có thể tìm thấy cơ hội sinh lời ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng của Đông Nam Á này để tăng cường đầu tư và mở rộng các doanh nghiệp tại đây", trang Vietnam Briefing ghi nhận./.
Internet vạn vật (IoT) là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập cũng như trao đổi dữ liệu với nhau.
Trang Vietnam Briefing của hãng tư vấn đầu tư Dezan Shira & Associates ngày 24/1 đã đăng bài viết nhận định về tiềm năng khai thác công nghệ Internet of Things (IoT) tại Việt Nam.
Công nghệ Internet of Things (IoT) bao gồm các thiết bị được kết nối với Internet nhằm trao đổi dữ liệu với các thiết bị phần cứng khác và có phản hồi tương ứng.
Chẳng hạn như, một ngôi nhà có hệ thống chiếu sáng tự động có thể được quản lý từ xa hoặc sử dụng máy dò chuyển động để tự bật hoặc tắt khi cần thiết. Công nghệ này đang trở thành ngành kinh doanh lớn trên thế giới.
Trên thực tế, theo hãng nghiên cứu thị trường Statista, IoT tại Việt Nam dự kiến sẽ tạo ra doanh thu 13,11 tỷ USD từ năm 2024 đến năm 2028, với tốc độ CAGR là 14,83%. Chỉ riêng năm 2024, dự kiến sẽ đạt 7,54 tỷ USD.
Trong những năm gần đây, một số khu công nghệ cao đã phát triển IoT mạnh mẽ ở Việt Nam. Chính động lực này đã giúp các doanh nghiệp nước ngoài chú ý nhiều hơn vào hoạt động sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam.
Cụ thể, khu công nghệ cao Hòa Lạc là một trong những khu công nghệ cao đầu tiên tại Việt Nam. Đây là nơi tập trung chủ yếu vào nghiên cứu và phát triển trong 4 lĩnh vực: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa.
Hay khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những khu công nghệ thành công nhất ở Việt Nam với vốn đầu tư hơn 12 tỷ USD.
Những cơ hội
Nền kinh tế đang phát triển sẽ thúc đẩy tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng và tạo ra nhu cầu cao về các sản phẩm IoT tại Việt Nam. Các tiện ích và công nghệ thông minh như hệ thống an ninh gia đình kết nối từ xa với thiết bị di động hay ti vi kết nối với WiFi tại nhà hiện giúp người dùng chia sẻ nội dung linh hoạt và chủ động hơn.
Các công ty điện tử nước ngoài có thể nhìn thấy cơ hội sinh lời trong việc bán lẻ các sản phẩm liên quan đến IoT, từ thiết bị viễn thông di động đến các hệ thống giám sát phản ứng nhanh và phức tạp hơn tại Việt Nam.
Với một số chuỗi bán lẻ điện tử lớn, các cửa hàng trải rộng khắp cả nước, các nhà sản xuất thiết bị IoT có thể tương đối dễ dàng tiếp cận thị trường tiêu dùng đang bùng nổ của Việt Nam.
Thách thức
Tuy nhiên, một số thách thức hiện cũng đang gặp phải tại Việt Nam trong quá trình triển khai IoT ngày nay. Bởi vì các thiết bị IoT sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi được kết nối với các thiết bị IoT khác nên cần phải tiêu chuẩn hóa kỹ thuật. Sự phân mảnh trong quá trình phát triển và triển khai các thiết bị IoT có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán và các vấn đề về tích hợp. Điều này cũng có thể làm giảm hiệu suất và gây tốn kém hơn khi vận hành.
Ngoài ra, sự phổ biến của các thiết bị IoT làm tăng mối lo ngại về an ninh mạng. Chẳng hạn như các vụ tấn công mạng có thể gây ra tổn thất đáng kể cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Do đó, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong ngành này sẽ phải dành một lượng thời gian và nguồn lực đáng kể để cập nhật hệ thống bảo mật.
Tiềm năng từ các công ty IoT chủ chốt tại Việt Nam
FPT Software
FPT Software là một phần của Tập đoàn FPT Việt Nam. Đây là nhà cung cấp giải pháp và dịch vụ phần mềm với cơ sở khách hàng toàn cầu. Công ty cung cấp các giải pháp phần mềm cho một số tập đoàn lớn nhất thế giới, bao gồm Hitachi, Unilever và Deutsche Bank.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
VNPT cũng là công ty có hạ tầng mạng và dịch vụ di động phủ sóng khắp Việt Nam. Sản phẩm IoT chủ lực của VNPT là VNPT IoT Guard. Theo người phát ngôn của công ty, đây là một trong những sản phẩm thương mại đầu tiên ở Việt Nam để bảo vệ các thiết bị IoT.
Viettel
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) có mạng lưới viễn thông phủ sóng rộng nhất Việt Nam. Viettel đã tận dụng điều này để phát triển hiệu quả nền tảng quản lý kết nối (CMP) nhằm cải thiện khả năng kết nối và thu thập dữ liệu của các thiết bị IoT.
Các thiết bị IoT đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam và điều này không phải là không được công nhận. Chính phủ Việt Nam đang tích cực thúc đẩy đầu tư phát triển ngành và hiện, một số sản phẩm IoT trong nước đã có mặt trên thị trường.
"Đây là một ngành tương đối nhỏ ở Việt Nam khi so sánh với một số quốc gia khác trên thế giới nhưng sẽ còn nhiều cơ hội để phát triển trong tương lai. Với suy nghĩ này, các công ty nước ngoài sản xuất thiết bị và dịch vụ IoT có thể tìm thấy cơ hội sinh lời ở quốc gia đang phát triển nhanh chóng của Đông Nam Á này để tăng cường đầu tư và mở rộng các doanh nghiệp tại đây", trang Vietnam Briefing ghi nhận./.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: toquoc.vn
Tham gia bình luận