(Tổ Quốc) - Bằng cách tận dụng lợi thế cạnh tranh, bộ ba Ấn Độ - Mỹ - Hàn ngày càng củng cố lợi thế hợp tác công nghệ.
Theo cách riêng, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ đều ý thức được khả năng dễ bị tổn thương trước việc cắt đứt chuỗi cung ứng và ép buộc thương mại.
Giờ đây, bộ ba đã bắt đầu hợp tác cùng nhau trong một sáng kiến chung là Đối thoại công nghệ ba bên (TTD), nhằm mục đích thúc đẩy chuỗi cung ứng công nghệ trở nên linh hoạt hơn, mang lại các giải pháp công nghệ cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn đồng thời thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế.
TTD lần đầu tiên tổ chức tại Seoul vào tháng trước với cam kết nhiều hứa hẹn.
Đối với Hàn Quốc, sáng kiến này báo hiệu sự sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược công khai với các thành viên về các vấn đề quan tâm. Đối với Ấn Độ, TTD có thể là nền tảng để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với một trong những nền kinh tế công nghệ tiên tiến nhất châu Á.
Cuộc họp ở Seoul kết thúc tháng trước với cam kết của ba quốc gia về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số đến trí tuệ nhân tạo, không gian và công nghệ sinh học.
Công nghệ bán dẫn thực sự sẽ đánh dấu một điểm khởi đầu hợp lý. Để giải quyết các lỗ hổng kinh tế và chiến lược, mỗi chính phủ trong số ba chính phủ TTD đang cung cấp ưu đãi cho các công ty trong và ngoài nước để thành lập các nhà máy sản xuất chất bán dẫn trên lãnh thổ.
Trong khi Mỹ có Đạo luật Khoa học và CHIPS thì Hàn Quốc năm ngoái đã ban hành Đạo luật K-Chips và Ấn Độ cũng tăng cường hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip đầu tư trên lãnh thổ, bao gồm nhà sản xuất Micron Technologies của Mỹ và Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip của Đài Loan.
Thông qua TTD, ba thành viên có thể làm việc cùng nhau để tận dụng lợi thế cạnh tranh của nhau. Chẳng hạn như Ấn Độ đã nổi lên như một nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiết kế chất bán dẫn, với tất cả các hãng lớn bao gồm Intel và Samsung Electronics hiện đang vận hành các trung tâm thiết kế tại nước này.
Quá trình sản xuất chip ở Ấn Độ vẫn đang giai đoạn đầu nên việc truyền vốn và đào tạo kỹ thuật từ các công ty Hàn Quốc và Mỹ sẽ giúp Ấn Độ tăng tốc. Sự xuất hiện TTD cũng có thể cung cấp một nền tảng để phối hợp tốt hơn giữa ba đối tác nhằm xoa dịu căng thẳng về trước một số vấn đề chưa thể giải quyết.
Những triển vọng mới
Năng lượng hạt nhân sẽ là một lĩnh vực chín muồi khác để tăng cường hợp tác. Cả ba nước đều có chương trình điện hạt nhân trong nước mạnh mẽ và đang đầu tư phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, chẳng hạn như các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).
Các công ty Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận kỹ thuật liên quan đến chuỗi cung ứng hạt nhân và sản xuất SMR. Với việc Ấn Độ đang tìm cách tăng gấp ba công suất phát điện hạt nhân lên hơn 22 gigawatt vào năm 2031, TTD có thể tập hợp các đối tác lại với nhau để cùng triển khai SMR một cách hiệu quả.
Ngoài ra TTD cũng có thể đóng vai trò then chốt đối với ngành dược phẩm, nơi cả ba đối tác đang tìm cách giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng xung quanh các hoạt chất dược phẩm (API), thành phần quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc.
Cả Mỹ và Ấn Độ hiện đang cung cấp các ưu đãi cho các công ty để tăng cường sản xuất API trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ấn Độ dường như có vị thế đặc biệt thuận lợi để giúp các đối tác của mình giải quyết rủi ro chuỗi cung ứng này thông qua việc tận dụng khả năng cạnh tranh về chi phí.
Những rào cản
Tuy nhiên, mặc dù TTD có vẻ sẵn sàng đóng vai trò là nền tảng để điều phối các chính sách, thúc đẩy đầu tư cùng có lợi và xây dựng hệ sinh thái công nghệ đáng tin cậy, nhưng việc tham gia sẽ không tránh khỏi rủi ro.
Chẳng hạn, việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc có thể dẫn đến những căng thẳng mới vào thời điểm đang có tranh luận chính trị căng thẳng về thương mại. Ngay cả Nhật Bản cũng không tránh khỏi những nghi ngờ trong môi trường đầy căng thẳng này.
Tương tự như vậy, các quan chức Ấn Độ cũng cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện năm 2010 của nước này với Hàn Quốc đã gây ra sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng, lên tới 14,5 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.
Các nhà sản xuất điện tử, thép và hóa dầu của Ấn Độ khẳng định họ đang chịu áp lực quá mức từ hàng nhập khẩu của Hàn Quốc. Chính phủ hai nước đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận về sửa đổi hiệp ước vào cuối năm nay.
Trong khi đó, bộ ba TTD đã có nhiều sáng kiến nhằm giải quyết các lỗ hổng chiến lược và thương mại, bao gồm Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng, Đối thoại công nghệ quan trọng và mới nổi thế hệ tiếp theo giữa Mỹ-Hàn Quốc và Sáng kiến Mỹ-Ấn Độ về Công nghệ quan trọng và mới nổi.
TTD kỳ vọng về cách tiếp cận mới và một bước đi đáng hoan nghênh hướng tới cải thiện an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. TTD mang lại tiềm năng lớn cho ba nền kinh tế lớn nhất khu vực hợp tác cùng nhau vì lợi ích chung./.
Theo cách riêng, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ đều ý thức được khả năng dễ bị tổn thương trước việc cắt đứt chuỗi cung ứng và ép buộc thương mại.
Giờ đây, bộ ba đã bắt đầu hợp tác cùng nhau trong một sáng kiến chung là Đối thoại công nghệ ba bên (TTD), nhằm mục đích thúc đẩy chuỗi cung ứng công nghệ trở nên linh hoạt hơn, mang lại các giải pháp công nghệ cho khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng lớn hơn đồng thời thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh tế.
TTD lần đầu tiên tổ chức tại Seoul vào tháng trước với cam kết nhiều hứa hẹn.
Đối với Hàn Quốc, sáng kiến này báo hiệu sự sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược công khai với các thành viên về các vấn đề quan tâm. Đối với Ấn Độ, TTD có thể là nền tảng để tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với một trong những nền kinh tế công nghệ tiên tiến nhất châu Á.
Cuộc họp ở Seoul kết thúc tháng trước với cam kết của ba quốc gia về tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ chất bán dẫn và cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số đến trí tuệ nhân tạo, không gian và công nghệ sinh học.
Công nghệ bán dẫn thực sự sẽ đánh dấu một điểm khởi đầu hợp lý. Để giải quyết các lỗ hổng kinh tế và chiến lược, mỗi chính phủ trong số ba chính phủ TTD đang cung cấp ưu đãi cho các công ty trong và ngoài nước để thành lập các nhà máy sản xuất chất bán dẫn trên lãnh thổ.
Trong khi Mỹ có Đạo luật Khoa học và CHIPS thì Hàn Quốc năm ngoái đã ban hành Đạo luật K-Chips và Ấn Độ cũng tăng cường hỗ trợ cho các nhà sản xuất chip đầu tư trên lãnh thổ, bao gồm nhà sản xuất Micron Technologies của Mỹ và Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Powerchip của Đài Loan.
Thông qua TTD, ba thành viên có thể làm việc cùng nhau để tận dụng lợi thế cạnh tranh của nhau. Chẳng hạn như Ấn Độ đã nổi lên như một nước đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiết kế chất bán dẫn, với tất cả các hãng lớn bao gồm Intel và Samsung Electronics hiện đang vận hành các trung tâm thiết kế tại nước này.
Quá trình sản xuất chip ở Ấn Độ vẫn đang giai đoạn đầu nên việc truyền vốn và đào tạo kỹ thuật từ các công ty Hàn Quốc và Mỹ sẽ giúp Ấn Độ tăng tốc. Sự xuất hiện TTD cũng có thể cung cấp một nền tảng để phối hợp tốt hơn giữa ba đối tác nhằm xoa dịu căng thẳng về trước một số vấn đề chưa thể giải quyết.
Những triển vọng mới
Năng lượng hạt nhân sẽ là một lĩnh vực chín muồi khác để tăng cường hợp tác. Cả ba nước đều có chương trình điện hạt nhân trong nước mạnh mẽ và đang đầu tư phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới, chẳng hạn như các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR).
Các công ty Hàn Quốc và Mỹ đã đạt được thỏa thuận kỹ thuật liên quan đến chuỗi cung ứng hạt nhân và sản xuất SMR. Với việc Ấn Độ đang tìm cách tăng gấp ba công suất phát điện hạt nhân lên hơn 22 gigawatt vào năm 2031, TTD có thể tập hợp các đối tác lại với nhau để cùng triển khai SMR một cách hiệu quả.
Ngoài ra TTD cũng có thể đóng vai trò then chốt đối với ngành dược phẩm, nơi cả ba đối tác đang tìm cách giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng xung quanh các hoạt chất dược phẩm (API), thành phần quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc.
Cả Mỹ và Ấn Độ hiện đang cung cấp các ưu đãi cho các công ty để tăng cường sản xuất API trong nước nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Ấn Độ dường như có vị thế đặc biệt thuận lợi để giúp các đối tác của mình giải quyết rủi ro chuỗi cung ứng này thông qua việc tận dụng khả năng cạnh tranh về chi phí.
Những rào cản
Tuy nhiên, mặc dù TTD có vẻ sẵn sàng đóng vai trò là nền tảng để điều phối các chính sách, thúc đẩy đầu tư cùng có lợi và xây dựng hệ sinh thái công nghệ đáng tin cậy, nhưng việc tham gia sẽ không tránh khỏi rủi ro.
Chẳng hạn, việc Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc có thể dẫn đến những căng thẳng mới vào thời điểm đang có tranh luận chính trị căng thẳng về thương mại. Ngay cả Nhật Bản cũng không tránh khỏi những nghi ngờ trong môi trường đầy căng thẳng này.
Tương tự như vậy, các quan chức Ấn Độ cũng cho rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện năm 2010 của nước này với Hàn Quốc đã gây ra sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng, lên tới 14,5 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023.
Các nhà sản xuất điện tử, thép và hóa dầu của Ấn Độ khẳng định họ đang chịu áp lực quá mức từ hàng nhập khẩu của Hàn Quốc. Chính phủ hai nước đặt mục tiêu đạt được thỏa thuận về sửa đổi hiệp ước vào cuối năm nay.
Trong khi đó, bộ ba TTD đã có nhiều sáng kiến nhằm giải quyết các lỗ hổng chiến lược và thương mại, bao gồm Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng, Đối thoại công nghệ quan trọng và mới nổi thế hệ tiếp theo giữa Mỹ-Hàn Quốc và Sáng kiến Mỹ-Ấn Độ về Công nghệ quan trọng và mới nổi.
TTD kỳ vọng về cách tiếp cận mới và một bước đi đáng hoan nghênh hướng tới cải thiện an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. TTD mang lại tiềm năng lớn cho ba nền kinh tế lớn nhất khu vực hợp tác cùng nhau vì lợi ích chung./.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: toquoc.vn
Tham gia bình luận