(Tổ Quốc) - Dù được phóng sau tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ gần 1 tháng, nhưng tàu Luna-25 của Nga có thể sẽ bay đến đích là cực nam của Mặt Trăng sớm hơn 2 ngày.
Việc cả Ấn Độ và Nga cùng phóng tàu vũ trụ tới cực Nam của Mặt Trăng. Đây được coi là một cuộc đua kịch tính tới không gian. Tuy nhiên, nhiều người tò mò là đằng sau những bức ảnh chụp Mặt Trăng của Ấn Độ và Nga thì quốc gia nào sẽ hạ cánh trước trên "miền đất hứa" này.
Tàu đổ bộ Mặt Trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ được phóng vào ngày 14/7 và đi vào quỹ đạo Mặt Trăng ngày 5/8. Hiện tại, con tàu này đang hạ thấp quỹ đạo để chuẩn bị cho một nỗ lực hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng sẽ diễn ra dự kiến vào ngày 23/8 sắp tới.
Trong khi đó, Nga đang thực hiện chuyến thám hiểm Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1976. Sau 47 năm, tàu Luna-25 của Nga đã được phóng vào ngày 10/8 (theo giờ địa phương) và đang thực hiện một lộ trình bay hướng tới Mặt Trăng. Theo dự kiến, con tàu của Nga có thể hạ cánh sớm xuống vùng cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 21/8. Nếu điều này xảy ra, tàu vũ trụ của Nga sẽ cán đích sớm hơn Ấn Độ 2 ngày.
Trên thực tế, việc hạ cánh trên Mặt Trăng là điều không hề dễ dàng. Điều này đã được minh chứng trong những sứ mệnh trong quá khứ. Rõ ràng việc đáp xuống Mặt Trăng đã là một bài toán khó chứ chưa đề cập đến việc cán đích sớm.
Chandrayaan-3 với Luna-25: Tàu vũ trụ nào hạ cánh trước?
Theo các chuyên gia, một yếu tố quan trọng quyết định thời điểm các tàu vũ trụ này hạ cánh chính là thời điểm quỹ đạo của Mặt Trời. Cụ thể, Mặt Trời phải mọc ở trên các điểm hạ cánh tương ứng với các tàu thăm dò, bởi ánh sáng Mặt Trời sẽ cung cấp năng lượng cho tàu ở trên bề mặt.
Ngoài ra, một yếu tố khác liên quan đến thời điểm quỹ đạo của các tàu thăm dò sẽ đi qua các địa điểm hạ cánh. Đó là cả Luna-25 và Chandrayaan-3 sẽ ở trong quỹ đạo của mặt trăng.
Tàu Chandrayaan-3 đang nhắm đến một địa điểm hạ cánh ở 69,37˚N 32,35˚E. Khi đó, Mặt Trời sẽ mọc sớm trên khu vực này vào ngày 21/8. Điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ phù hợp với thời điểm con tàu này hạ cánh vào khoảng 17h47' (theo giờ Ấn Độ) vào ngày 23/8.
Trong khi đó, con tàu Luna-25 của Nga lại đang nhắm đến điểm đáp xuống là miệng núi lửa Boguslawsky ở 72,9˚N 43,2˚E. Bởi khu vực này xa hơn về phía đông nên Mặt Trời sẽ mọc sớm hơn trên địa điểm này (khoảng ngày 20/8). Theo các chuyên gia, điều kiện này có nghĩa là Luna-25 chạy bằng một phần năng lượng Mặt Trời cũng có thể sẽ hạ cánh sớm hơn. Tuy nhiên, việc hạ cánh sớm sẽ còn phụ thuộc vào quỹ đạo Mặt Trăng mà Luna-25 đi vào và kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).
Sứ mệnh Chandrayaan-3 trị giá khoảng 73 triệu USD với mục đích hạ cánh chính xác xuống vùng lân cận cực Nam của Mặt Trăng. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành một trong số ít quốc gia thực hiện đổ bộ lên Mặt Trăng, cùng Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc.
Nếu hạ cánh an toàn, robot tự hành Pragyan chạy bằng năng lượng Mặt Trời, sẽ rời khỏi trạm đổ bộ Vikram để thực hiện thám hiểm bề mặt Mặt Trăng. Theo đó, robot và trạm đổ bộ này sẽ hoạt động trong một ngày Mặt Trăng (khoảng14 ngày Trái Đất) từ lúc Mặt Trời mọc cho đến khi Mặt Trời lặn trên hành tinh này.
Theo ông Arun Sinha, cựu nhà khoa học cấp cao thuộc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cặp đôi trên chạy bằng năng lượng Mặt Trời và dự kiến chúng không thể sống sót qua đêm lạnh giá trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, vẫn có một khả năng nhỏ rằng pin sạc cực kỳ hiệu quả và cặp đôi này có thể hoạt động thêm một ngày Mặt Trăng nữa.
Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu Luna-25 sẽ tiến hành phân tích đất đá, tìm kiếm băng nước và thực hiện các thí nghiệm về khí quyển mỏng của thiên thể này.
Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga (IKIRAS) công bố những hình ảnh đầu tiên của Luna-25 vào ngày 14/8. Theo đó, IKIRAS cho biết: "Mọi hệ thống của tàu Luna-25 đều đang vận hành bình thường, đồng thời liên lạc với trạm kiểm soát vẫn ổn định và mức cân bằng năng lượng rất khả quan".
Cách thức hoạt động của Luna-25 và Chandrayaan-3 với các nỗ lực hạ cánh của hai con tàu này có thể có tác động kích thích đối với các sứ mệnh trong tương lai hoặc thậm chí là tham gia vào các chương trình rộng lớn hơn. Trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ tìm ra ai là người chiến thắng trong cuộc đua kịch tính này.
Bài viết tham khảo nguồn: Space, Sciencetimes
Việc cả Ấn Độ và Nga cùng phóng tàu vũ trụ tới cực Nam của Mặt Trăng. Đây được coi là một cuộc đua kịch tính tới không gian. Tuy nhiên, nhiều người tò mò là đằng sau những bức ảnh chụp Mặt Trăng của Ấn Độ và Nga thì quốc gia nào sẽ hạ cánh trước trên "miền đất hứa" này.
Tàu đổ bộ Mặt Trăng Chandrayaan-3 của Ấn Độ được phóng vào ngày 14/7 và đi vào quỹ đạo Mặt Trăng ngày 5/8. Hiện tại, con tàu này đang hạ thấp quỹ đạo để chuẩn bị cho một nỗ lực hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng sẽ diễn ra dự kiến vào ngày 23/8 sắp tới.
Trong khi đó, Nga đang thực hiện chuyến thám hiểm Mặt Trăng đầu tiên kể từ năm 1976. Sau 47 năm, tàu Luna-25 của Nga đã được phóng vào ngày 10/8 (theo giờ địa phương) và đang thực hiện một lộ trình bay hướng tới Mặt Trăng. Theo dự kiến, con tàu của Nga có thể hạ cánh sớm xuống vùng cực Nam của Mặt Trăng vào ngày 21/8. Nếu điều này xảy ra, tàu vũ trụ của Nga sẽ cán đích sớm hơn Ấn Độ 2 ngày.
Trên thực tế, việc hạ cánh trên Mặt Trăng là điều không hề dễ dàng. Điều này đã được minh chứng trong những sứ mệnh trong quá khứ. Rõ ràng việc đáp xuống Mặt Trăng đã là một bài toán khó chứ chưa đề cập đến việc cán đích sớm.
Chandrayaan-3 với Luna-25: Tàu vũ trụ nào hạ cánh trước?
Theo các chuyên gia, một yếu tố quan trọng quyết định thời điểm các tàu vũ trụ này hạ cánh chính là thời điểm quỹ đạo của Mặt Trời. Cụ thể, Mặt Trời phải mọc ở trên các điểm hạ cánh tương ứng với các tàu thăm dò, bởi ánh sáng Mặt Trời sẽ cung cấp năng lượng cho tàu ở trên bề mặt.
Ngoài ra, một yếu tố khác liên quan đến thời điểm quỹ đạo của các tàu thăm dò sẽ đi qua các địa điểm hạ cánh. Đó là cả Luna-25 và Chandrayaan-3 sẽ ở trong quỹ đạo của mặt trăng.
Tàu Chandrayaan-3 đang nhắm đến một địa điểm hạ cánh ở 69,37˚N 32,35˚E. Khi đó, Mặt Trời sẽ mọc sớm trên khu vực này vào ngày 21/8. Điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ phù hợp với thời điểm con tàu này hạ cánh vào khoảng 17h47' (theo giờ Ấn Độ) vào ngày 23/8.
Trong khi đó, con tàu Luna-25 của Nga lại đang nhắm đến điểm đáp xuống là miệng núi lửa Boguslawsky ở 72,9˚N 43,2˚E. Bởi khu vực này xa hơn về phía đông nên Mặt Trời sẽ mọc sớm hơn trên địa điểm này (khoảng ngày 20/8). Theo các chuyên gia, điều kiện này có nghĩa là Luna-25 chạy bằng một phần năng lượng Mặt Trời cũng có thể sẽ hạ cánh sớm hơn. Tuy nhiên, việc hạ cánh sớm sẽ còn phụ thuộc vào quỹ đạo Mặt Trăng mà Luna-25 đi vào và kế hoạch của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).
Sứ mệnh Chandrayaan-3 trị giá khoảng 73 triệu USD với mục đích hạ cánh chính xác xuống vùng lân cận cực Nam của Mặt Trăng. Nếu thành công, Ấn Độ sẽ trở thành một trong số ít quốc gia thực hiện đổ bộ lên Mặt Trăng, cùng Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc.
Nếu hạ cánh an toàn, robot tự hành Pragyan chạy bằng năng lượng Mặt Trời, sẽ rời khỏi trạm đổ bộ Vikram để thực hiện thám hiểm bề mặt Mặt Trăng. Theo đó, robot và trạm đổ bộ này sẽ hoạt động trong một ngày Mặt Trăng (khoảng14 ngày Trái Đất) từ lúc Mặt Trời mọc cho đến khi Mặt Trời lặn trên hành tinh này.
Theo ông Arun Sinha, cựu nhà khoa học cấp cao thuộc Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), cặp đôi trên chạy bằng năng lượng Mặt Trời và dự kiến chúng không thể sống sót qua đêm lạnh giá trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, vẫn có một khả năng nhỏ rằng pin sạc cực kỳ hiệu quả và cặp đôi này có thể hoạt động thêm một ngày Mặt Trăng nữa.
Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, tàu Luna-25 sẽ tiến hành phân tích đất đá, tìm kiếm băng nước và thực hiện các thí nghiệm về khí quyển mỏng của thiên thể này.
Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga (IKIRAS) công bố những hình ảnh đầu tiên của Luna-25 vào ngày 14/8. Theo đó, IKIRAS cho biết: "Mọi hệ thống của tàu Luna-25 đều đang vận hành bình thường, đồng thời liên lạc với trạm kiểm soát vẫn ổn định và mức cân bằng năng lượng rất khả quan".
Cách thức hoạt động của Luna-25 và Chandrayaan-3 với các nỗ lực hạ cánh của hai con tàu này có thể có tác động kích thích đối với các sứ mệnh trong tương lai hoặc thậm chí là tham gia vào các chương trình rộng lớn hơn. Trong vài ngày nữa, chúng ta sẽ tìm ra ai là người chiến thắng trong cuộc đua kịch tính này.
Bài viết tham khảo nguồn: Space, Sciencetimes
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: toquoc.vn
Tham gia bình luận