Tại sao cơn bão Ida lại mạnh đến như vậy?

Tại sao cơn bão Ida lại mạnh đến như vậy?

Các nhà khí tượng cho biết rằng, về cơ bản, cơn bão không biết rằng nó đã đổ bộ lên đất liền. Bão rút năng lượng từ các vùng nước ấm của biển. Nhưng khi nó đổ bộ vào một vùng ẩm ướt, đầm lầy hoặc trong không khí có độ ẩm ở mức bão hòa, những cơn bão vẫn có thể tự cung cấp thêm năng lượng cho mình, theo Marshall Shepherd, nhà khí tượng học và giám đốc của Chương trình Khoa học Khí quyển tại Đại học Georgia.

Hiệu ứng đại dương nâu

Shepherd và các đồng nghiệp của ông từ lâu đã nghiên cứu hiện tượng cuồng phong và bão nhiệt đới vẫn mạnh ngay cả khi chúng di chuyển trong đất liền. Họ gọi hiện tượng này là ‘hiệu ứng đại dương nâu’.

Bão Ida (ảnh st).

Các cơn bão thường hình thành khi 1 tâm áp thấp phát triển với 1 hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích. Khi gió của cơn bão tập trung xung quanh tâm của nó (mắt bão), chúng sẽ thổi qua bề mặt đại dương, làm bốc hơi nhanh hơn và cung cấp nhiều năng lượng hơn cho cơn bão.

Khi cơn bão đổ bộ vào đất liền, nó thường mất nguồn năng lượng này và bắt đầu suy yếu, cuối cùng tan rã. Tuy nhiên miền nam Louisiana, nơi cơn bão đổ bộ vào là một vùng đầm lầy có nhiều hơi ẩm để duy trì cơn bão. Điều này có thể giữ cho một cơn bão có thể duy trì lâu và gây ảnh hưởng trên diện rộng.

Shepherd cho rằng: ‘Cơn bão có cấu trúc rất cổ điển, nó vẫn có mắt bão, nó vẫn có lõi áp thấp. Vì vậy, nếu nó duy trì cấu trúc đó, duy trì tính toàn vẹn của nó, cùng với áp suất rất thấp thì điều đó có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục có gió mạnh hơn nữa và lượng mưa lớn hơn trong thời gian dài.’

Sự tăng cường nội địa

Ida không phải là cơn bão đầu tiên tấn công vùng đất đầm lầy. Vào năm 2016, một cơn bão không tên đã gây ra lũ lụt ở Baton Rouge đã trải qua một quá trình tương tự, theo một bài báo được xuất bản vào năm 2019 trên tạp chí Scientific Reports và đồng tác giả của Shepherd. Cơn bão đó đã đổ lượng mưa 780 mm xuống khu vực.

Theo nghiên cứu năm 2013 của Shepherd và nhà địa lý Theresa Andersen, một trợ lý giáo sư tại Đại học Bang Kennesaw ở Georgia, hiệu ứng này thậm chí có thể xảy ra xa hơn trong đất liền, nơi có độ ẩm bão hòa có thể tạo ra sức mạnh cho các xoáy nhiệt đới ở xa biển.

Một ví dụ là cơn bão nhiệt đới Erin năm 2007, đổ bộ vào Texas, sau đó suy yếu, nhưng lại mạnh lên ở Oklahoma. Bang này đã chứng kiến ​​lũ lụt, gió lớn và mất điện, và một số người chết đuối. Việc các cơn bão mạnh lên khi vào đất liền cũng đã được chứng kiến ​​ở châu Á và ở miền bắc Australia. Ví dụ, bão nhiệt đới Kelvin đổ bộ vào miền bắc Australia vào năm 2018 và tiếp tục mạnh lên sau khi vào bờ, có thể do đất cát ấm áp đã trải qua một trận mưa gần đây.

Một yếu tố khác có thể đã giúp Ida duy trì sức tàn phá là địa hình độc đáo của miền nam Louisiana ngay phía tây New Orleans. Levi Cowan, một nhà khí tượng học và chủ sở hữu của trang Tropicaltidbits.com, cho biết khu vực bão đổ bộ vào rất bằng phẳng và thấp. Với ít địa hình cao để ngăn chặn nó, triều cường có thể xâm nhập vào đất liền hàng chục dặm. Điều đó quan trọng bởi vì một trong những yếu tố làm chậm bão trên đất liền là sự cản trở của dạng địa hình đồi núi cao gồ ghề.

Cowan cho biết: ‘Chính lực cản của địa hình cao khiến những cơn bão chậm lại rất nhiều. Với triều cường tràn vào bờ biển, có thể mắt bão Ida đã không tiếp xúc với đất liền trong một thời gian ngay cả sau khi nó chính thức đổ bộ’.

Theo Tạp chí Điện tử

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận