Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn. Nhưng đã bao giờ bạn đặt ra câu hỏi: ai là người phát minh ra vô tuyến điện hay chưa?

Samuel Finley Breese Morse (1791 - 1872).
Samuel Finley Breese Morse (1791 - 1872).

Thời cổ đại, người ta truyền tin bằng cách chạy bộ hoặc phi ngựa, vừa tốn thời gian, vừa tốn công sức. Đến thế kỷ XIX, cùng với sự phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa, những cách truyền tin cổ xưa không tài nào đáp ứng được nhu cầu truyền tin nhanh chóng, cho dù có sử dụng những phương pháp mới như bằng xe lửa, tàu thuyền. Sau khi điện bước lên vũ đài khoa học, mọi người khao khát mở ra một cuộc cách mạng tin tức trong điện học. Để giải quyết vấn đề khoa học kỹ thuật nan giải đó, rất nhiều người đã tốn biết bao nhiêu công sức và tâm huyết trên con đường khoa học đầy trắc trở này. Cuối cùng họ cũng đổi lấy được hàng loạt các thành quả khoa học to lớn: cuối thập niên 30 thế kỷ XIX, người Mỹ Breese Morse (1791 - 1872) đã chế tạo thành công chiếc máy điện báo hữu dụng, và xây dựng đường điện báo hữu tuyến đầu tiên giữa Washington và Baltimore và năm 1844. Năm 1876, người Mỹ Bell (1847 - 1922) phát minh ra điện thoại ống nghe. Đến thập niên 90 lại có người phát minh ra điện báo vô tuyến truyền tin. Nhưng vô tuyến điện do ai phát hiện ra trước tiên? Cho đến nay đó vẫn là vấn đề mà người ta còn tranh cãi mãi không thôi.

Có người cho rằng, vô tuyến điện là do Markeni người Ý (1841 - 1937) phát hiện ra trước tiên. Bởi vì vào năm 1894, khi Markeni mới 20 tuổi đã tìm ra tính chất của sóng điện từ trong bảng cáo phó qua đời của Hertz, từ đó nảy sinh ra ý tưởng lợi dụng sóng điện từ tiến hành thông tin bằng vô tuyến điện. Từ đó, ông thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn vô tuyến, bắt đầu sản xuất cuộn dây cảm ứng phát sóng điện từ và bộ tách sóng. Nhưng ông không hài lòng với việc điện báo vô tuyến chỉ sử dụng được trong phạm vi ngắn. Năm 1901, Markeni xây dựng một trạm phát sóng cao ngất trời tại Anh, phát tín hiệu sóng điện từ sang bờ bên kia Đại Tây Dương.

Nhưng có rất nhiều học giả Liên Xô cho rằng, người đầu tiên phát minh ra vô tuyến điện không phải là Markeni, mà là nhà khoa học người Nga Popov. Những học giả này nói: Popov phát minh ra điện báo vô tuyến đầu tiên vào năm 1895. Không bao lâu sau khi Popov phát minh ra điện báo vô tuyến, có 27 ngư dân bị băng trôi lạc đến biển Polo, nhờ có điện báo vô tuyến mà được cứu sống. Nhưng điện báo vô tuyến của Popov chưa được sử dụng tại Nga.

Nhà vật lý học James Maxwell.
Nhà vật lý học James Maxwell.

Năm 1895, khi ông xin Chính phủ chi viện 1000 Rup để trang bị thiết bị thí nghiệm điện báo vô tuyến, Bộ trưởng Lục quân trả lời: “Ta không cho phép sử dụng tiền cho những điều hoang tưởng như thế”. Phát minh này sau đó được Markeni tận dụng, ông ra sức tìm cách chiếm quyền ưu tiên phát minh vô tuyến điện này cho mình. Thậm chí, đã có người khẳng định: Phát minh của Popov mà Sa hoàng đương cục bảo thủ không thèm sử dụng đã bị gã gian thương người ý Markeni chiếm lấy, hắn đã mạo nhận phát minh vĩ đại này là của mình.

Có học giả ra sức điều hoà sự tranh cãi này, cho rằng sáng tạo công cụ thông tin vô tuyến điện là do Markeni và Popov dường như hoàn thành cùng lúc. Họ nói: Phát minh ra vô tuyến điện là thành tựu khoa học kỹ thuật quan trọng nhất thế kỷ XIX. Năm 1888, nhà khoa học Đức Hertz phát hiện ra sóng điện từ khi đang thực nghiệm phóng điện, hoàn toàn chứng thực suy đoán về sóng điện từ của James Maxwell. Lợi dụng loại sóng vô tuyến điện này tiến hành thông tin, dường như là do công trình sư người ý Markeni và nhà khoa học Nga Popov hoàn thành cùng lúc.

Tóm lại, những ý kiến trên đều khác nhau, rốt cuộc, người phát minh ra vô tuyến điện đầu tiên là Markeni hay Popov, cho đến nay người ta vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

Mai Lan

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận