Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử

Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử

Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo đó, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Bristol và Đại học Cambridge đã sử dụng hạ tầng cáp quang hiện có nhưng tích hợp các nguyên lý vật lý lượng tử để đảm bảo bảo mật tuyệt đối cho dữ liệu truyền tải. Hệ thống này ứng dụng hai phương thức phân phối khóa lượng tử (QKD): mã hóa thông tin trong các hạt ánh sáng và công nghệ vướng víu lượng tử (quantum entanglement).

TS. Rui Wang từ Đại học Bristol cho biết: "Đây là thành tựu quan trọng hướng tới việc xây dựng một xã hội được bảo vệ bằng công nghệ lượng tử và tạo nền tảng cho một mạng Internet lượng tử trên phạm vi toàn cầu".

Việt Nam có một đại diện vào Ban Chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử Việt Nam có một đại diện vào Ban Chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Mạng lượng tử mang đến khả năng bảo mật mạnh mẽ hơn nhiều so với các phương pháp truyền thông hiện tại. Nhờ áp dụng các nguyên lý vật lý lượng tử, mọi cố gắng xâm nhập hoặc nghe trộm đều sẽ bị phát hiện tức thời. Công nghệ này được các chuyên gia đánh giá có khả năng chống lại mọi hình thức tấn công mạng trong tương lai, kể cả những tấn công từ máy tính lượng tử.

Trong thử nghiệm này, các nhà khoa học đã thực hiện cuộc gọi video bảo mật hoàn toàn, truyền tải dữ liệu y tế mã hóa, và truy cập từ xa an toàn vào hệ thống dữ liệu phân tán. Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại Hội nghị Truyền thông Cáp Quang (OFC) 2025 tổ chức tại San Francisco, Mỹ.

Cuộc gọi video đầu tiên trên thế giới qua mạng lượng tử
Mô hình mạng UKQN kết nối lượng tử giữa Bristol và Cambridge. Nguồn: Thequantuminsider

Mạng UKQN hiện kết nối hai đô thị Bristol và Cambridge qua bốn đường cáp quang với ba nút trung gian. Hệ thống sử dụng cáp đơn mode thuộc Cơ sở hạ tầng sợi quang tối Quốc gia EPSRC và thiết bị chuyển mạch quang tổn thất thấp để định tuyến linh hoạt các tín hiệu.

Thành công của Vương Quốc Anh trong việc triển khai hệ thống này, đây là thành tựu quan trọng trong cuộc đua phát triển công nghệ lượng tử toàn cầu. Trung Quốc trước đó đã phát triển mạng lượng tử dài 4.600km kết nối năm thành phố. Tây Ban Nha cũng đã xây dựng mạng lượng tử đô thị tại Madrid với 9 điểm kết nối.

Nhật Bản đang dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào sản xuất bán dẫn Nhật Bản đang dẫn đầu trong việc ứng dụng công nghệ lượng tử vào sản xuất bán dẫn

GS. Richard Penty từ Đại học Cambridge khẳng định: "Thành tựu này có ý nghĩa lớn đối với bảo mật thông tin hàng ngày trên phạm vi quốc gia. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa các trường đại học và đối tác công nghiệp như Toshiba, BT, Adtran, Cisco."

Điểm nổi bật của mạng lượng tử tại Vương Quốc Anh là khả năng tích hợp nhiều công nghệ bảo mật lượng tử trên cùng một hạ tầng. Mạng được phát triển từ nền tảng Mạng lượng tử Vương Quốc Anh (UKQN), thành quả của hơn một thập kỷ nghiên cứu với sự tài trợ của Hội đồng Nghiên cứu Kỹ thuật và Khoa học Vật lý Anh.

GS. Gerald Buller, Giám đốc Trung tâm Mạng Lượng tử Tích hợp (IQN Hub) nhận định: "Đây là thành tựu vượt bậc, thể hiện sức mạnh công nghệ lượng tử đẳng cấp thế giới của Vương Quốc Anh".

Trong tương lai, các nhà nghiên cứu dự định mở rộng mạng lượng tử ở nhiều quy mô: từ kết nối bộ xử lý lượng tử cục bộ, đến mạng phân phối lượng tử quốc gia, và tiến tới kết nối liên lục địa qua vệ tinh quỹ đạo thấp.

Với khả năng bảo mật tuyệt đối, mạng lượng tử được kỳ vọng sẽ trở thành nền tảng cho hạ tầng viễn thông tương lai, bảo đảm an ninh thông tin trong kỷ nguyên số.

Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận