Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn

Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn

Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 1
Năm ngoái, hãng âm thanh Moxpad ra mắt cặp tai nghe không dây hoàn toàn đầu tiên của mình mang tên Moxpad M3. Cặp tai nghe này có chất âm rất triển vọng ở tầm giá dưới 2 triệu đồng, nhưng gặp khá nhiều lỗi về thiết kế lẫn kết nối, nên không thực sự thành công như những sản phẩm của các hãng khác.

Năm nay, hãng đã quyết tâm sửa sai bằng một sản phẩm mới mang tên Moxpad M3x.

Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 2
Cách đóng hộp của cặp tai nghe này vẫn khá giống với chiếc M3, với phụ kiện được đặt trong một hộp nhỏ và phần đeo tai được đặt gọn gàng ở trên.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 3
Trong túi phụ kiện có dây sạc micro USB, 1 miếng chặn vành tai thay thế và thêm 2 miếng mút tai.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 4
Một nhược điểm về thiết kế của phiên bản cũ đó là không có hộp sạc, muốn sạc người dùng phải cắm dây trực tiếp vào tai nghe. Phiên bản M3x đã có hộp sạc, với vỏ ngoài màu đen và rất bóng bẩy nhưng về lâu sẽ dài sẽ dễ bị xước dăm hơn.

Hộp sạc này cũng cho phép quá trình kết nối của tai nghe đơn giản hơn. Với phiên bản cũ ta phải có thao tác kết nối 2 bên phức tạp, sau đó mới kết nối được với nguồn phát. Để kết nối M3x, ta chỉ cần cho vào hộp, lấy ra là đã có thể kết nối được ngay.

Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 5
Nhờ hộp sạc này mà ta chỉ cần 1 dây micro USB duy nhất để sạc cả 2 bên tai, chứ không phải sử dụng dây đặc biệt của hãng cung cấp hoặc dùng tới 2 sợi dây khác nhau.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 6
Phía trong hộp cũng có nam châm để đặt tai nghe nào dễ dàng hơn. Tai nghe có viên pin 50mAh và chơi nhạc được trong 2 tiếng 20 phút, còn hộp có thêm viên pin 500mAh để sạc được cho tai khoảng 8 - 9 lần nữa. Nhìn chung thời lượng pin hỗn hợp của tai nằm ở mức tốt, miễn là người dùng không sử dụng tai nghe 1 lần quá 2 tiếng 20 phút.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 7
M3x vẫn giữ thiết kế của cặp M3, với phần cánh tai cao su đặc trưng. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bên trong, khi M3x không cần phải thêm cổng sạc trên tai, cũng như bỏ 1 miếng nhựa thừa, giúp đeo đỡ cấn hơn.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 8
Mặt ngoài của M3x là 2 nút bấm để nhận cuộc gọi và chuyển bài hát. Lực bấm của 2 nút này đã thấp hơn so với cặp M3, nhưng hãng nên sử dụng mặt cảm ứng thì sẽ tốt hơn, tạo cảm giác nhẹ nhàng nhất khi bấm. Dù sao, đây vẫn là một sản phẩm ở tầm giá rẻ, nên ta cũng khó có thể đòi hỏi hơn.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 9
 
Thông số kĩ thuật

- Màng loa Dynamic 10mm

- Dải tần số: 20Hz - 20kHz

- Thời gian chơi nhạc: 2.5 - 20 tiếng

- Bluetooth v4.2

- Bán kính hoạt động: 10m

 
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 10
Một nhược điểm rất lớn của Moxpad M3 đó là độ trễ với nguồn quá lớn. Khi xem phim, video hoặc chơi game, tiếng đến với tai người chậm hơn hình được hiển thị trên smartphone tới khoảng 1 giây. Bản M3x đã sử dụng chuẩn Bluetooth v4.2 mới so với v4.1 của M3, nên đã có độ trễ thấp hơn rất nhiều. Đây là một nâng cấp rất lớn, giúp M3x cạnh tranh tốt hơn với các sản phẩm cùng tầm giá.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 11
Ngoài những thay đổi nói trên, M3x có chất âm rất giống với phiên bản cũ. Nhưng đây không phải là nhược điểm, vì theo đánh giá cá nhân, M3 đã có kiểu âm đủ hoàn thiện. Cặp tai này có chất âm hơi ngả tối, nhấn đôi chút vào dải bass trầm.
Thử nghiệm thực tế cho thấy âm bass hơi dư, nhưng kiểm soát đủ tốt để không 'lẹm' vào các dải khác. Bass khó có thể nói là sâu thực sự, nhưng vẫn chạm được tới dải sub-bass nên cũng không ứ nhiều ở mid-bass. Âm trống trong Resonance của HOME có tính rung tốt, nhưng lại mềm hơn so với sản phẩm đến từ Skullcandy. Nhưng nghe lâu cũng đỡ mệt tai hơn so với kiểu bass quá punchy và cứng cáp.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 12
Dải được đánh giá cao nhất của M3, và giờ là M3x bởi người dùng đó là dải mid. Giọng ca sĩ trong bài Zombie hơi ấm, tiến và khá tự nhiên. Đây là một điểm bất ngờ vì đa phần các cặp tai nghe không dây trong tầm giá thường đi theo hướng mỏng và điện tử để chơi tốt nhạc EDM, nhưng Moxpad lại theo hướng 'thực', giúp cho người nghe có thể nghe được tạp nhiều thể loại nhạc hơn. Độ chi tiết dừng lại ở mức đủ dùng, có cắt giảm đôi chút ở dải high-mid, đây là những thứ ta có thể bỏ qua được ở tầm giá như của M3x.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 13
Treble chưa bao giờ là thế mạnh của các cặp tai nghe đến từ Moxpad, và M3x cũng không phải là ngoại lệ. Lượng treble vừa đủ dùng, vẫn có thể được cải thiện thêm nữa. Độ sáng của giọng nam ca sĩ Vitas trong bài Dedition khá tốt, giống như high-mid thì có roll-off để tránh chói tai, hơi ấm. Ưu điểm của âm treble của M3x đó là có tính thực tốt, nên không nổi bật nhưng vẫn được thể hiện một cách tự nhiên.
Trải nghiệm tai nghe không dây Moxpad M3x: Sửa lỗi không bao giờ là quá muộn ảnh 14
Lời kết

Có giá bán chỉ cao hơn 100 ngàn Đồng, nhưng phiên bản M3x lại là một nâng cấp lớn so với M3 khi có thêm hộp sạc, thiết kế dễ đeo và đặc biệt là độ trễ đã thấp hơn rất nhiều. Những nâng cấp này cũng giúp Moxpad M3x trở thành một cặp tai đáng mua hơn, nhất là ở mức giá chỉ bằng 1 nửa, thậm chí 1/3 so với các sản phẩm cùng loại.

Cảm ơn ido Audio đã cho mượn sản phẩm

Minh Đức

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận