5 cách để thoát khỏi tình trạng "cyberhoarding" thời công nghệ

5 cách để thoát khỏi tình trạng "cyberhoarding" thời công nghệ

Hầu hết người dùng đều chất chứa hàng đống dữ liệu không kiểm soát được trong các thiết bị của mình. Nhưng một vài mẹo nhỏ có thể giúp chúng ta kiểm sooát được chúng. Bạn có thể đã dọn dẹp tủ quần áo, tái chế báo cũ hay quyên góp sách không dùng đến. Điều này có thể đem lại cảm giác thỏa mãn vì đã dọn dẹp lại cuộc sống của mình, nhưng rồi khi bạn bật điện thoại lên hay khởi động máy tính, một cơ số không nhỏ cần thu dọn lại hiện ra trước mắt bạn.

5 cách để thoát khỏi tình trạng cyberhoarding thời công nghệ

(Nguồn: Internet)

Cyberhoarding đang trở thành từ xuất hiện thường xuyên trên mạng Internet, để chỉ sự bất lực không thể xóa thông tin trực tuyến của con người. Vẫn còn chút hy vọng cho người dùng, khi áp dụng một số biện pháp sau:

Quá nhiều ứng dụng tải về

Nếu bạn đã sử dụng smartphone một thời gian, có lẽ bạn sẽ có hàng trang ứng dụng cài đặt trên thiết bị của mình mà chẳng còn hứng thú sử dụng chúng nữa. Vẫn còn một phím Home hữu ích khi bạn cần, nhưng đống hỗ độn còn lại được sắp xếp theo thứ tự chúng được tải về và cài đặt. Hay sót lại chút nỗ lực dọn dẹp trước đó dưới dạng các thư mục đã bị xóa nham nhở.

Đây là giải pháp: hãy sắp xếp các biểu tượng theo thẩm mỹ, không phải sử dụng, và sau đó bỏ qua phím Home hoàn toàn đi. Hãy tìm kiếm bất kỳ thứ gì mà bạn cần phải dùng, sau khi đã đem chúng bỏ vào những thư mục mang nhiều màu sắc: đỏ, vàng, xanh. Thông thường, khi gõ ứng dụng vào thanh tìm kiếm, cái tên bạn hay sử dụng sẽ hiện ra ngay lập tức. Điện thoại của bạn biết nhiều về chính bạn, thậm chí còn dự đoán được nhu cầu trước khi bạn nói ra; nếu không thì chỉ sau vài cú click là bạn sẽ thấy thứ mình cần. Và nếu bạn đã quên tên ứng dụng mất rồi, chắc bạn vẫn nhớ màu của biểu tượng chứ.

Màn hình máy tính rối rắm

5 cách để thoát khỏi tình trạng cyberhoarding thời công nghệ

(Nguồn: Internet)

Có câu nói "Màn hình hỗn loạn là biểu hiện cho một bộ não hỗn loạn". Một số người thì nghĩ màn hình nền máy tính không giống như mặt bàn làm việc, được giữ gìn gọn gàng và sạch sẽ nhằm làm việc hiệu quả hơn. Họ coi đó chỉ đơn giản một mặt phẳng để đồ, do vậy khiến người khác phải khóc thét khi nhìn thấy màn hình nền lần đầu tiên.

Giải pháp thực tế được dùng cho cả online và offline: dọn dẹp thôi. Tất nhiên là có một vài giải pháp đã có sẵn cho bạn từ các nhân viên văn phòng mẫn cán. Người dùng Mac đã nâng cấp lên phiên bản mới nhất của hệ điều hành Mojave chỉ cần đơn giản click chuột phải trên desktop và chọn "Use stacks". Mặc định hành động này sẽ xáo trộn và đưa tất cả các file trên màn hình nền vào các thư mục ảo theo loại file. Còn nếu bạn không sử dụng Mac, hay chưa cập nhật Mojave thì đơn giản là bạn cũng click chuột phải và chọn "Sort by kind" hay "Sort by file type", sau đó cho chúng vào thư mục tùy ý. Mẹo vặt dành cho mọi người là không nên suy nghĩ hay phân tích phức tạp với cách phân loại file của mình, cứ đơn giản và gọn gàng là được.

Inbox ngập tràn

5 cách để thoát khỏi tình trạng cyberhoarding thời công nghệ

(Nguồn: Internet)

Trừ mọi thứ khác trong bài này, hòm thư điện tử không hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của người dùng: liệu khi nào nó được lấp đầy bằng thư mới phụ thuộc hoàn toàn vào ngoại cảnh. Chính điều này khiến cho việc quản lý luồng thư trở thành một việc vất vả không ngờ.

Một lời khuyên cho bạn là chấp nhận sự thật và bỏ qua hòm mail đầy ứ của mình nhé. Có nhiều người dùng hòm mai làm to-do list cho các công việc, nhưng danh sách này có thể bị người lạ làm xáo trộn bất kể lúc nào, ngày hay đêm, với thảm họa email tới. Do đó, hãy làm hẳn to-do list bên ngoài, không dính dáng tới hòm thư.

Hoặc áp dụng một biện pháp có chút triệt để, giống như một vụ nổ hạt nhân san bằng tất cả. Nhấn vài lần chuột để chọn tất cả email bạn đã nhận được rồi nhấn "DELETE". Việc tiếp theo là gửi một email ngắn tới tất cả mọi người bạn biết và đề nghị họ gửi lại những nội dung quan trọng. Nếu họ không làm thế, có nghĩa là nhiều email chẳng đáng đụng đến từ đầu.

Một hình thức kém tàn nhẫn của cách thức trên có thể sử dụng với sự kết hợp với chu kỳ ngắt quãng của công việc như kỳ nghỉ, bệnh tật hay tương tự. Khi quay lại sau quãng thời gian trên, bạn có thể sử dụng ngày bắt đầu làm mốc. Tất cả những thứ gửi trước khi bạn rời công sở mà không đủ khẩn cấp để phải làm trước kỳ nghỉ, và hiện tại có thể đã quá hạn. Hãy xóa chúng đi. Còn nếu chưa quá hạn thì chắc chắn người gửi sẽ liên hệ lại với bạn ngay thôi.

Quá nhiều ảnh chụp trong thiết bị

5 cách để thoát khỏi tình trạng cyberhoarding thời công nghệ

(Nguồn: Internet)

Vai trò của những bức ảnh là gì? Có lẽ là để lưu trữ ký ức, nên càng nhiều càng tốt đúng không? Nhiều người có suy nghĩ như vậy, nên số lượng ảnh lưu trữ trong smartphone càng ngày càng tăng lên. Để rồi việc tìm kiếm những kỷ niệm cũ cũng trở nên khó khăn hơn, và cả bộ nhớ thiết bị cũng quá tải theo đó.

Lần này lời khuyên là không nên mất công tự dọn dẹp bộ sưu tập làm gì, hãy để cho những chuyên gia ảo giúp bạn. Apple và Google đều có giải pháp cloud cho người dùng iOS, Android hay Windows. Với một chi phí nhỏ hàng tháng, Apple cho phép người dùng sử dụng dung lượng lưu trữ cho tất cả các bức ảnh họ có thể chụp hay backup cho thiết bị. Dịch vụ tương tự của Google thì không mất tiền nhưng cái giá phải trả là dữ liệu người dùng. Nói cách khác, những bức ảnh được đưa lên sẽ được Google dùng để cải thiện hệ thống máy học của hãng này.

Các thuật toán sẽ làm phần việc sắp xếp cho bạn, từ gõ từ khóa để tìm kiếm hình ảnh, tới tự động chọn lựa ảnh trùng lặp, để đem lại kết quả từ 400 bức ảnh kỳ nghỉ của bạn xuống còn 40 bức đẹp nhất.

Dấu vết online của người dùng

5 cách để thoát khỏi tình trạng cyberhoarding thời công nghệ

(Nguồn: Internet)

Hàng ngày, khi con người sống cuộc sống riêng tư, chúng ta đều để lại dấu vết dữ liệu của mình đăng sau. Chúng dù chẳng còn ích cho bản thân người dùng, nhưng với những đối tượng thu thập thông tin và sử dụng cho mục đích khác, dữ liệu này có thể gây ra nguy hại nếu bị đánh cắp.

Bạn có biết Google vẫn theo dõi định vị của bạn kể cả khi bạn đã từ chối? Hay Facebook sử dụng thông tin từ người khác nói về bạn nhằm định hướng quảng cáo. Tốt nhất là xóa hết thông tin. Trừ khi bạn muốn xây dựng một thư viện, hay lưu trữ dữ liệu nhằm sử dụng sau này, bạn nền dọn dẹp thông tin ngay sau khi sử dụng, ví dụ như lịch sử tìm kiếm tweet, hay bài đăng Facebook cũ, xóa tài khoản không còn hiệu lực. Tuy có chút mất công nhưng việc kết bạn lại với những người thân quen còn hơn là có 2.000 bạn trên mạng xã hội mà bạn còn không hề biết.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận