Dưới đây là bốn cấu hình mà người dùng đặc biệt quan tâm mỗi khi mua sắm smartphone, cho phép họ sử dụng nó trong thời gian dài nhất có thể.
Bộ nhớ trong lớn
Về cơ bản, tất cả nhà sản xuất smartphone đều tập trung vào các thông số cấu hình bộ nhớ và công nghệ khi giới thiệu một sản phẩm ra thị trường, đặc biệt trong thế giới Android. Đó có thể là RAM 12 GB + bộ nhớ trong 256 GB, hoặc RAM 16 GB + bộ nhớ trong 1 TB... Cả hai thông số này đều có tác động lớn đến trải nghiệm hằng ngày trên smartphone.
Bên cạnh đó, người dùng cũng nên quan tâm đến thông số kỹ thuật của bộ nhớ, trong đó chữ số sau càng lớn sẽ càng tốt. Ví dụ, bộ nhớ flash UFS 4.0 chắc chắn sẽ cho tốc độ truy cập dữ liệu nhanh hơn (tăng gấp đôi) so với UFS 3.1… Với RAM, thông số bộ nhớ có thể là LPDDR5X…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bộ nhớ không đủ, hệ thống sẽ phải tự tắt tiến trình để giảm độ trễ cũng như đơn phương đóng ứng dụng nền. Khi người dùng cài đặt ngày càng nhiều ứng dụng, bộ nhớ khả dụng sẽ bị thu hẹp dần, đặc biệt là đối với điện thoại Android. Vì vậy, người dùng được khuyến nghị không nên chọn model có bộ nhớ RAM 8 GB trở xuống bởi sau một hoặc hai năm sử dụng có thể sẽ kém đi, phải nâng cấp để có trải nghiệm tốt hơn.
Ngoài các ứng dụng nền, chụp ảnh… vốn chiếm dụng bộ nhớ lớn, khiến người dùng khi chơi game di động chỉ cần biết rằng RAM thấp sẽ khiến game bị "giết ngầm" khi quay trở lại game. Mặc dù vậy, khi thế giới công nghệ ngày càng phát triển, vấn đề này được cho là đã hạn chế đi nhiều.
Hiệu suất mạnh mẽ
Nếu như bộ nhớ là cấu hình phần cứng đáng chú ý nhất thì chip di động cũng quan trọng không kém. Tốc độ làm mới của phần cứng lõi này rất nhanh và chip có thể nâng cấp 4 hoặc 5 lần chỉ trong 1 - 2 năm, với mỗi lần hiệu suất của CPU và GPU có thể được cải thiện khoảng 20%. Nhưng yêu cầu về hiệu suất của ứng dụng cũng sẽ ngày càng cao hơn, do đó chip di động phải đủ mạnh để đảm bảo hoạt động trơn tru của smartphone.
Nếu vẫn muốn chơi game trên thiết bị di động, yêu cầu về chip thậm chí còn cao hơn. Nên chọn những con chip hiện mạnh nhất trên thế giới Android, chẳng hạn Snapdragon 8 Gen 2, Dimensity 9200+… Theo tốc độ phát triển của chip di động, chúng có thể đảm bảo hiệu suất đủ mạnh và ổn định trong ít nhất 2 - 3 năm.
Hệ thống tốt
Các nhà sản xuất smartphone đều có hệ thống tùy chỉnh của riêng họ với các thuật toán và công nghệ mới nhất được tích hợp để làm chậm quá trình lão hóa. Ví dụ: nền tảng ColorOS của Oppo có thể lập lịch trình chính xác cho tài nguyên phần cứng và tập trung giải quyết hai vấn đề của ngành là phân bổ tài nguyên không hợp lý và xung đột sử dụng bộ nhớ.
Tất nhiên, có rất nhiều smartphone đã nhận được chứng nhận chống lão hóa tương tự và tất cả chúng đều xứng đáng được ưu tiên.
Sự ổn định của pin
Theo thời gian, smartphone ngày càng kém hiệu quả do nhiều nguyên nhân, ví dụ iPhone từng gặp vấn đề hiệu suất kém đi khi tình trạng pin giảm sút. Để sử dụng smartphone được lâu năm, người dùng cũng nên chú ý đến thói quen sử dụng hằng ngày như rút nguồn khi nắp lưng của điện thoại đang trở nên quá nóng và đừng đợi đến khi cạn kiệt pin mới sạc lại mà thay vào đó sạc bất cứ khi nào có thể.
Một số nhà sản xuất smartphone cũng đang đầu tư vào nghiên cứu và phát triển pin, chẳng hạn như chip G1 do Xiaomi tự phát triển hay SuperVOOC của Oppo… có thể tối ưu hóa hiệu quả quá trình sạc và xả, từ đó giúp kéo dài tuổi thọ pin.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: thanhnien.vn
Tham gia bình luận