AirPods Pro 2 có thể biến thành máy trợ thính

AirPods Pro 2 có thể biến thành máy trợ thính

Với sự trợ giúp của bản cập nhật mới được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt thì nhiều bộ tai nghe sẽ trở thành những chiếc máy trợ thính giá rẻ.

Tai nghe AirPods Pro 2

Tai nghe AirPods Pro 2 của Apple có thể biến thành một chiếc máy trợ thính chỉ với giá khoảng 5 triệu đồng. Với bản cập nhật mới thì chiếc tai nghe không chỉ phục vụ nghe nhạc hay gọi điện hàng ngày mà giờ đây nó có thể thay thế cho những sản phẩm chuyên biệt được các nhà sản xuất y tế tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của những người khiếm thính.

Tháng trước, tính năng của Apple mang tên “Hearing Aid and Hearing Test”, có nghĩa là máy trợ thính và kiểm tra thính lực, đã nhận được sự chấp thuận của FDA, đây là lần đầu tiên cơ quan này phê duyệt. Trong vài tuần tới, người tiêu dùng có thể sử dụng những tai nghe AirPods 2 để cải thiện thính lực của mình.

Để sử dụng tính năng này, người dùng cần phải làm bài kiểm tra thính lực bằng việc tai nghe sẽ phát ra âm thanh để xác định khả năng nhận biết những dải sóng âm của màng nhĩ. Sau đó, phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra Hearing Test, Hearing Aid sẽ vận hành, điều chỉnh âm thanh để người khiếm thính dễ nghe hơn từ âm lượng, dải sóng âm và đến cả cân bằng âm lượng ở hai bên tai để nghe cho đồng đều. Tuy nhiên, tính năng này chỉ có ích cho những người gặp vấn đề về thính giác ở mức nhẹ đến trung bình. Còn khiếm thính hoàn toàn thì chiếc tai nghe không thể hỗ trợ được.

Apple dự kiến sẽ phát hành trong vài tuần tới cho các iPhone chạy iOS 18 và iPad chạy iPad 18 trở lên.

Việc Apple cho ra mắt tính năng như Hearing Aid và Hearing Test chính là điều mà các nhà cải cách trong Quốc hội Mỹ muốn chỉ đạo FDA vào năm 2017 phát triển những chế tài quản lý chất lượng của những máy trợ thính không cần kê đơn của bác sĩ.

Ý tưởng là thay đổi mô hình hiện tại, trong đó người dân chỉ có thể mua máy trợ thính theo toa thông qua các chuyên gia có giấy phép với giá vài nghìn đô la một đôi. Thay vào đó, máy trợ thính không cần kê đơn có thể mang lại lợi ích cho phần lớn những người bị mất thính lực sẽ có sẵn với giá vài trăm đô la mà không cần bác sĩ chuyên khoa hay toa thuốc.

FDA đã có ba năm để phát triển các quy định đó; nhưng thực tế mất năm năm. Cuối cùng đến năm 2022, thế giới chăm sóc thính lực đã chuẩn bị cho một sự chuyển mình — một sự chuyển mình vẫn chưa thực sự diễn ra. “Chúng tôi vẫn chưa có bằng chứng cho thấy những thiết bị trợ thính có thể mua tự do ở các đơn vị bán lẻ thay đổi hoàn toàn được thị trường. Sau 2 năm, cơ chế mới ra đời, đáng lẽ doanh số và số lượng người dùng thiết bị mua tự do sẽ phải tăng mạnh.” Nicholas Reed, một chuyên gia thính học và dịch tễ học tại NYU Langone Health, cho biết.

Lý do được đưa ra

Theo khảo sát Xu hướng Lão hóa và Sức khỏe của Dịch vụ Y tế Mỹ cho thấy, mặc dù khoảng 2/3 người Mỹ trong độ tuổi 70 trở lên có một mức độ mất thính lực nào đó, nhưng chưa đến 30% sở hữu máy trợ thính, đây là một phát hiện tương đối nhất quán. Tỷ lệ sở hữu trong số người cao tuổi da đen, gốc Tây Ban Nha và có thu nhập thấp còn thấp hơn nữa.

“Mất thính lực là một quá trình dần dần, nhiều người không nhận ra rằng họ có vấn đề,” Andy Sabin, một nhà khoa học về thính lực và cố vấn khoa học cho HearAdvisor, một tổ chức kiểm tra và đánh giá máy trợ thính, cho biết.

Máy trợ thính thông thường Ảnh: Beurer

Thực tế, theo một khảo sát thường niên của Hiệp hội Ngành thiết bị Thính lực cho thấy, sau khi biết bản thân bị giảm thính lực thì phải sau vài năm người đó mới chịu đi mua máy trợ thính.

Với những chiến dịch giáo dục gần đây, thời gian trì hoãn tìm kiếm điều trị đã có dấu hiệu tích cực khi con số đang giảm dần từ 6 năm (theo khảo sát năm 2019) xuống còn 4 năm (theo khảo sát năm 2022). Và giờ đây, sự xuất hiện của Apple, một công ty tiêu dùng nổi tiếng, vào thị trường máy trợ thính không kê đơn có thể thúc đẩy những thay đổi như vậy.

Khoảnh khắc họ nghe tốt hơn và nhận ra rằng chim đang hót bên ngoài cửa sổ - một ánh sáng sẽ bật lên. Và giờ đây khoảnh khắc đó sẽ dễ tiếp cận hơn nhiều,” Dr. Sabin, kỹ sư tại Bose, công nghệ của công ty này đã được sử dụng trong một thương hiệu máy trợ thính không kê đơn chia sẻ. Giống như nhiều người trong ngành, ông dự đoán rằng sẽ có nhiều nhà sản xuất và nhà phát triển phần mềm khác tiếp bước Apple.

Cách mà FDA hoạt động, một khi công ty đầu tiên đã vượt qua cánh cửa, việc trở thành công ty thứ hai sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều công ty khác cũng sẽ giới thiệu các tính năng máy trợ thính trong tai nghe của họ,” ông bổ sung.

FDA từ chối công bố thông tin về các đơn xin sản phẩm đang chờ xử lý.

Mối quan tâm về thính lực ở người Mỹ lớn tuổi đang ngày càng gia tăng, phản ánh một loạt nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của thính lực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Một ủy ban của tạp chí Lancet năm 2020 đã chỉ ra rằng mất thính lực không được điều trị là yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh lớn nhất dẫn đến chứng mất trí nhớ.

Gần đây, nghiên cứu cho thấy, trong số những người tham gia lớn tuổi và có thu nhập thấp, việc sử dụng máy trợ thính có thể làm chậm tỷ lệ suy giảm nhận thức lên đến 48% trong ba năm. Hơn nữa, mất thính lực không được điều trị còn làm gia tăng nguy cơ xã hội bị cô lập, trầm cảm và nguy cơ ngã.

Tại sao nhiều người vẫn chưa tìm được sản phẩm trợ thính không cần kê đơn?

Giá cả vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc tiếp cận máy trợ thính. Trong hai năm qua, FDA đã phê duyệt 10 thương hiệu máy trợ thính được mua tự do có với giá dao động từ 800 đến 1.000 USD. Mặc dù một số kế hoạch Medicare Advantage cung cấp lợi ích về thính lực, Medicare truyền thống không chi trả cho máy trợ thính, khiến người thụ hưởng phải tự chi trả phần lớn chi phí.

Máy trợ thính được mua tự do. Ảnh: Internet

Ngoài vấn đề giá cả, người tiêu dùng vẫn đang cảm thấy bối rối trước các lựa chọn có sẵn. Bridget Dobyan, giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Thính lực, cho biết: Khi bạn tìm kiếm “máy trợ thính không kê đơn - OTC trên Amazon, hàng trăm sản phẩm hiện ra, với giá từ 100 đến 1.000 USD. Người tiêu dùng sẽ phải điều hướng thị trường này như thế nào?

Các thiết bị không được ghi nhãn là “self-fitting” được đăng ký với FDA, nhưng không yêu cầu nhà sản xuất phải cung cấp bằng chứng về hiệu quả thực tế. Dr. Sabin cảnh báo rằng những sản phẩm dưới 250 đô la “có thể là hàng kém chất lượng.”

Dù người tiêu dùng chưa thể thử phần mềm mới, nhưng theo Dr. Reed, Apple là một “công ty nổi tiếng, đáng tin cậy” và điều này có thể thúc đẩy nhiều người có mất thính lực nhẹ đến vừa trở thành chủ sở hữu máy trợ thính ngầm.

Thêm vào đó, việc sử dụng tai nghe không bị giới hạn bởi độ tuổi, giúp giảm bớt sự kỳ thị liên quan đến máy trợ thính truyền thống. Việc đeo AirPods Pro không chỉ giúp người dùng nghe mọi thứ rõ hơn, mà còn mang lại trải nghiệm tuyệt vời khi nghe nhạc, xem phim, chơi game hoặc gọi điện mà không ai xung quanh phải biết hay quan tâm.

Theo tiến sĩ Reed, việc tích hợp tính năng trợ thính vào một sản phẩm đã bán ra hàng chục triệu chiếc trên toàn cầu có thể khuyến khích những người bị mất thính lực bắt đầu sử dụng thiết bị hỗ trợ sớm hơn, từ độ tuổi 40 đến 50, thay vì phải đợi đến khi ngoài 60 tuổi mới tìm đến.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Sabin, AirPods Pro 2 vẫn tồn tại những hạn chế nhất định khi được sử dụng để cải thiện thính lực. Cách hoạt động của nó không thể so sánh với máy trợ thính chuyên dụng, và những người bị lãng tai hoặc điếc hoàn toàn sẽ không thể nhờ cậy vào AirPods để giúp ích cho họ. Hơn nữa, cặp tai nghe của Apple cũng không phải là thiết bị có thể đeo cả ngày; “Bạn chỉ có thể sử dụng nó vào những thời điểm nhất định.”

Một điểm hạn chế nữa là người dùng có thể mất nhiều tuần để tai thích nghi với tính năng Hearing Aid. Nếu AirPods Pro 2 không mang lại hiệu quả như mong đợi, người dùng sẽ phải đổi trả trong vòng 2 tuần theo quy định của Apple. Thêm vào đó, nếu làm mất một bên tai nghe, họ sẽ phải chi trả để mua chiếc mới. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất máy trợ thính khác thường cho phép đổi trả trong vòng 45 ngày, như Sony với sản phẩm CRE-C10.

Ngoài ra, để sử dụng tính năng Hearing Aid, người dùng còn cần sở hữu một chiếc iPhone hoặc iPad, với giá dao động từ 349 đến 1.199 USD. Những người có vấn đề về thính giác nhẹ, chưa quen sử dụng thiết bị Apple hàng ngày có thể sẽ không lựa chọn cặp tai nghe này.

Dù có những hạn chế như vậy, cần khẳng định rằng bước đi của Apple trong việc tập trung vào chăm sóc sức khỏe thông qua cặp tai nghe là điều mà nhiều nhà vận động hành lang, nhà khoa học và chính trị gia đều kỳ vọng. Barbara Kelley, giám đốc điều hành Hiệp hội Khiếm thính Mỹ, chia sẻ: “Đây là điều chúng tôi mong đợi — những sáng tạo công nghệ cần thiết. Khi Apple có động thái đầu tiên, ý tưởng về trợ thính và sức khỏe thính giác sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng nhiều hơn.”

Tổng hợp (The New York Time)

Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận