Người ta đang thử in... vũ khí chống tăng! Quên súng in 3D đi!

Người ta đang thử in... vũ khí chống tăng! Quên súng in 3D đi!

Hành động tạo ra vật thể 3 chiều bằng cách bồi đắp các lớp vật liệu lên nhau bằng mô hình 3D trong máy tính được gọi là in 3D hoặc còn gọi là Công nghệ bồi đắp vật liệu. Nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng việc tự chế tạo các vật liệu cần in 3D tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua chúng.

Những năm gần đây đã chứng kiến rất nhiều tranh cãi về súng in 3D và giờ đây một số nhóm nghiên cứu đang tạo ra các loại vũ khí in 3D khác.

Một phóng sự về vấn đề nói trên đã được thực hiện gần đây trên kênh truyền hình Vice. Cụ thể, một nỗ lực chế tạo tổ hợp súng chống tăng vác vai (RPG) AT-4 bằng cách in 3D đã được ghi lại trong một video trên Internet bởi một công ty có tên D&S Creations.

Quên súng in 3D đi, người ta đang thử in... vũ khí chống tăng! - Ảnh 1.

Ảnh: D&S Creations

Mặc dù còn lâu nữa họ mới có thể in ra cả một bệ phóng RPG đắt tiền (AT-4 được trang bị rộng rãi trong các quân đội NATO và đồng minh - với giá mỗi đơn vị 1.480 USD), nhưng thành công ban đầu của họ là in 3D được đầu đạn đủ khả năng vô hiệu hóa thiết giáp.

Cần lưu ý rằng trong các thử nghiệm, các nhà phát triển của D/S Creations đã phải kích hoạt đạn chống tăng từ xa bằng dây (phóng đạn độc lập với bệ phóng) và điều khiển từ xa (trong bệ phóng AT-4).

Điều này cho thấy rằng đạn chống tăng in 3D vẫn có khả năng tự phát nổ trong các thử nghiệm. Bất chấp thực tế này, D/S Creations khẳng định rằng họ đã thu được một thiết kế đạn chống tăng mà về mặt lý thuyết - nó có thể được sử dụng trên máy bay không người lái (UAV).

Quên súng in 3D đi, người ta đang thử in... vũ khí chống tăng! - Ảnh 2.

Ảnh: D&S Creations

D/S Creations, không giống như một số người và các nhóm người đã công khai các mô hình súng in 3D trước đây, không có kế hoạch công khai các tài liệu của mình; thay vào đó, họ sử dụng chúng cùng với bằng sáng chế cho các hoạt động kinh doanh.

Cần lưu ý rằng một người đã thử và thành công trong việc thiết kế và in 3D khẩu súng phun lửa M202 FLASH mà tài tử cơ bắp Arnold Schwarzenegger đã sử dụng trong bộ phim Commando nổi tiếng năm 1985.

Có một số lo ngại rằng RPG được in 3D có thể rơi vào tay bọn tội phạm hoặc vào vùng chiến sự, nhưng có vẻ như điều đó vẫn chưa xảy ra.

Công ty tư nhân Relativity Space của Mỹ cũng đang cố gắng phóng một tên lửa đẩy, chủ yếu được làm từ vật liệu in 3D, mặc dù các vụ phóng của nó vẫn đang được hoãn lại cho đến thời điểm hiện tại.

Quên súng in 3D đi, người ta đang thử in... vũ khí chống tăng! - Ảnh 3.

Thử nghiệm nguyên mẫu in 3D của M202 FLASH (Nguồn: Jonathan Wild).

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận