Nghe cứ như một sản phẩm trong bộ phim kinh dị nào đó, nhưng không, Skin-on hoàn toàn có thể ứng dụng vào đời thực.
Nghe cứ như một sản phẩm trong bộ phim kinh dị nào đó, nhưng không, Skin-on hoàn toàn có thể ứng dụng vào đời thực.
Mark Tessier, một nhà nghiên cứu và thiết kế tương tác giữa máy tính với con người đã nảy ra ý tưởng sản phẩm có tên gọi là Skin-on - sử dụng da nhân tạo để nâng cao chức năng của các thiết bị kỹ thuật số.
"Cục thịt da người" nhân tạo này được phát triển để làm ốp điện thoại, bọc chuột máy tính hoặc bàn di chuột,... có thể phản ứng với các hình thức tiếp xúc khác nhau của con người như cù lét, vuốt ve và cấu véo.
![]() |
Ảnh: Internet |
Skin-on là sản phẩm kết hợp của các nhà nghiên cứu tại trường đại học Bristol hợp tác với trường đại học Telecom Paristech và trường đại học Sorbonne ở Paris. Dự án được thực hiện bởi Marc Teyssier, Gilles Bailly, Catherine Pelachaud, Eric Lecolinet, Andrew Conn và Anne Roudaut.
Skin-on được phát minh nhằm mục đích tạo ra một “giao diện con người hoàn hảo” bằng cách thêm các thiết bị đầu vào nhạy cảm và tương tác như da người vào các thiết bị hiện có.
![]() |
Ảnh: Internet |
Skin-on được làm từ ba lớp, một lớp trên cùng là silicone màu da, lớp giữa là một mạng lưới dây đồng co giãn được kẹp bên trên một lớp silicone khác.
![]() |
![]() |
Ảnh: Internet |
![]() |
Bằng cách chạm vào da nhân tạo được gắn vào điện thoại thông minh, bạn có thể điều chỉnh âm lượng một cách hợp lý. (Ảnh: Internet) |
![]() |
Ngoài ra, bạn có thể nhận ra tay nào đang cầm điện thoại thông minh một cách chính xác và hiển thị giao diện người dùng ở vị trí mà bạn có thể dễ dàng chạm vào nó bằng ngón tay cái. (Ảnh: Internet)
![]() |
Ảnh: Internet |
![]() |
Khi được gắn vào điện thoại thông minh, nó có thể phát hiện các chuyển động để theo dõi lớp da nhân tạo ở mặt sau. (Ảnh: Internet)
![]() |
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: kienthuc.net.vn
Tham gia bình luận