Châu Âu trở lại với công nghệ bán dẫn - Muộn còn hơn không

Châu Âu trở lại với công nghệ bán dẫn - Muộn còn hơn không

Đức, Pháp, Tây Ban Nha và 10 nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) đã hợp sức đầu tư vào chế tạo các bộ vi xử lý và công nghệ bán dẫn vốn đóng vai trò quan trọng trong các thiết bị kết nối Internet và xử lý dữ liệu. Đây là một trong những nỗ lực của "Lục địa Già" nhằm theo kịp Mỹ và châu Á trong lĩnh vực này.

Châu Âu hiện chỉ chiếm 10% trên thị trường bán dẫn toàn cầu trị giá 440 tỉ euro (khoảng 533 tỉ USD) với EU hiện đang phụ thuộc vào vi mạch sản xuất ở nước ngoài.

Sự phụ thuộc vào vi mạch nước ngoài và các sản phẩm khác như vậy đã trở thành trọng tâm thu hút sự chú ý trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành.

Sự lệ thuộc vào công nghệ bán dẫn được nhập khẩu từ nước ngoài có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khiến giới chức châu Âu phải quay trở lại với thị trường này

Sự lệ thuộc vào công nghệ bán dẫn được nhập khẩu từ nước ngoài có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khiến giới chức châu Âu phải quay trở lại với thị trường này.

Những lo ngại về an ninh cũng làm gia tăng quan ngại về việc phụ thuộc vào nguồn cung vi mạch nước ngoài được cài đặt trong ô tô, thiết bị y tế, điện thoại di động và mạng cũng như để giám sát môi trường.

Đầu năm nay, EU đã nhất trí phân bổ 145 tỉ euro, tương đương 20% quỹ của liên minh chi cho chương trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, cho các dự án kỹ thuật số. 13 quốc gia trên tuyên bố sẽ hợp tác với nhau để thúc đẩy chuỗi giá trị hệ thống gắn kết và điện tử của châu Âu.

Trong một tuyên bố chung, 13 nước nêu rõ: "Việc này sẽ đòi hỏi một nỗ lực tập thể để cùng đầu tư và phối hợp hành động, có sự đóng góp của nhà nước và tư nhân."

Các nước trên sẽ chỉ định các công ty để thành lập liên minh công nghiệp phục vụ nghiên cứu và đầu tư vào lĩnh vực thiết kế và sản xuất các bộ vi xử lý cũng như hỗ trợ tài chính cho các dự án như vậy.

Theo ủy viên EU phụ trách lĩnh vực kỹ thuật số Thierry Bretonm, một cách tiếp cận tập thể có thể giúp EU tận dụng thế mạnh hiện có của mình và tận dụng tối đa những cơ hội mới do các vi mạch xử lý tối tân đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với chiến lược công nghiệp và chủ quyền kỹ thuật số của châu Âu.

10 nước châu Âu khác tham gia vào chương trình liên kết đầy tham vọng này gồm Bỉ, Croatia, Estonia, Phần Lan, Hy Lạp, Italy, Malta, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Slovenia.

Theo Tạp chí Điện tử

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận