Chuyển đổi số: Khung pháp lý cần đi trước một bước

Chuyển đổi số: Khung pháp lý cần đi trước một bước

Chuyển đổi số: Khung pháp lý cần đi trước một bước

Các diễn giả tại bàn tròn tổ chức sáng 19/11/2018 tại Hà Nội.

Tại Hội thảo “Chuyển đổi số: Cơ hội và thách thức” do Hội Truyền thông số việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào sáng 19/11/2018, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Bưu điện Liên Việt cho rằng, khi thực hiện chuyển đổi số thì khung pháp lý cần phải đi trước một bước, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, nếu hành lang pháp lý không theo kịp thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng vi phạm pháp luật khi sớm ứng dụng công nghệ mới vào cung cấp dịch vụ.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, hiện nay ngành ngân hàng đang hướng tới chuyển đổi số và là một ngành đi trước một bước, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số. Các ngân hàng đã nhận thức được vấn đề này và đang bắt đầu bằng xây dựng chuyển đổi số bằng việc xây dựng hệ thống ngân hàng lõi, phân tích từng bước quá trình số hóa, ứng dụng hệ thống công nghệ số vào ngân hàng. Ví dụ như các ngân hàng thương mại đã triển khai các ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, quan trọng nhất là sử dụng công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Blockchain.

Tuy nhiên quá trình chuyển đổi số các ngân hàng cần nhìn thấy trước một số rủi ro. Trong đó có rủi ro như: Rủi ro về chiến lược, nếu chiến lược sai lầm thì coi như khi thực hiện sẽ hỏng ngay.

Rủi ro về pháp lý, nếu khung pháp lý không đi trước 1 bước, không tạo hành lang thuận lợi cho chuyển đổi số, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh các dịch vụ mới ứng dụng chuyển đổi thì dễ các doanh nghiệp dễ vướng vào vi phạm pháp luật.

Rủi ro về công nghệ, nếu lựa chọn công nghệ sai lầm sẽ dễ thất bại, nếu đầu tư công nghệ không đến nơi đến chốn, ví dụ như đầu tư big data nhưng chưa có hệ thống an toàn thông tin thì cũng dễ bị rủi ro. Việc lựa chọn sai công nghệ, chưa chuẩn hóa các quy trình cũng tạo kẽ hở cho hacker lợi dụng.

Rủi ro về con người, con người là gốc rễ, nếu con người không thay đổi nhận thức, không thay đổi chuyển môn thì quá trình chuyển đổi số cũng có thể gặp nhiều rủi ro.

Theo ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Chủ tịch Thường trường Hội Truyền thông số Việt Nam, hiện thế giới đang có nhiều định nghĩa về chuyển đổi số và việc phải làm của chúng ta là phải thống nhất về khái niệm này. Tin học hóa chắc chắn gắn liền với chuyển đổi số và sự liên kết của các thực thể trong quá trình chuyển đổi là không thể thiếu.

Trao đổi mới ICTnews mới đây về chính sách hỗ trợ, thúc đẩy nền kinh tế chia sẻ phát triển các dịch vụ mới như dịch vụ vận chuyển, giao hàng dựa trên nền tảng kết nối, ông Trường Bomi, CEO của Ahamove cho rằng, hành lang pháp lý đối với đối với những dịch vụ mới như dịch vụ Grab, Ahamove, hay các dịch được cung cấp trên các Super App rất cần được cải thiện. Bên cạnh cải thiện về giấy phép hành nghề, Luật công bằng cạnh tranh, thì chính sách thuế là một lĩnh vực cần được cải thiện mạnh mẽ nhất. Theo đó, Nhà nước cần thiết kế một số mô hình thuế khác nhau, để có cách thu thuế và mức thu thuế phù hợp với những mô hình kinh tế mới, nền kinh tế chia sẻ như các dịch vụ Uber, Grab, hay Ahamove đang cung cấp.

“Điều quan trọng nhất của nền kinh tế mới, như kinh tế chia sẻ là nhà nước cần có một chính sách riêng để quản lý, cũng như hỗ trợ dịch vụ này phát triển. Bởi nếu không có chính sách phù hợp thì hệ quả cuối cùng là Chính phủ lại chịu thiệt vì không thu được thuế”, ông Trường Bomi phát biểu.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận