Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT trao giải Nhì lĩnh vực CNTT cho 2 nhóm tác giả của Vbee-Giải pháp ứng dụng AI chuyển đổi văn bản tiếng Việt sang giọng nói tự nhiên và Stringee-Nền tảng lập trình Voice, Video, SMS.

Tối nay, 20/11, lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 đã được VNPT và Báo điện tử Dân Trí tổ chức tại diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Tham dự lễ trao giải có ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; bà Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng bộ LĐ&TBXH; ông Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; ông Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Được Hội khuyến học Việt Nam khởi xướng, giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Tập đoàn VNPT và báo điện tử Dân trí đồng tổ chức bắt đầu từ năm 2005, tới nay đã bước sang năm thứ 14. Những năm qua, Nhân tài Đất Việt đã không ngừng được mở rộng, tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh tài năng ở các lĩnh vực CNTT, Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường và Khuyến tài. Năm 2018, giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã gặt hái nhiều thành công nổi bật.

Trong lĩnh vực CNTT, với chủ đề “Sức mạnh công nghệ số”, giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và khởi nghiệp sáng tạo đã thu hút đông đảo thí sinh trong và ngoài nước tham với các sản phẩm sáng tạo và hoàn thiện, có tính thực tế cao.

Theo đại diện Ban tổ chức, năm nay, giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT có tổng cộng 318 sản phẩm dự thi với các lĩnh vực ứng dụng rất đa dạng từ lĩnh vực hành chính công, chính phủ điện tử cho tới thương mại điện tử, giáo dục, giao thông, bất động sản, qui hoạch…

Từ hơn 1.000 thí sinh với 318 sản phẩm CNTT dự thi Nhân tài Đất Việt 2018, qua quá trình sơ tuyển, Hội đồng Giám khảo sơ khảo đã chọn được 79 sản phẩm hợp lệ và đủ điều kiện để đưa vào chấm thi Sơ khảo. Ngày 3/11, Hội đồng Sơ khảo đã có buổi làm việc tập trung và quyết định lựa chọn 20 sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng thi Chung khảo, gồm 5 “Sản phẩm Số triển vọng”, 10 “Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp” và 5 “Sản phẩm CNTT Kết nối, Di động”.

Tại vòng Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT diễn ra ngày 18/11 đã chứng kiến sự đua tài của 20 tác giả, nhóm tác giả sản phẩm. Theo kế hoạch, ở mỗi hệ thống giải thưởng, các tác giả, nhóm tác giả sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ.

Tuy nhiên, theo công bố tại lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 vừa diễn ra tối 20/11, ở cả 3 hệ thống giải thưởng lĩnh vực CNTT là “Sản phẩm Số triển vọng”, “Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp” và “Sản phẩm CNTT Kết nối, Di động”, Hội đồng Chung khảo đã không chọn được sản phẩm xứng đáng để trao giải Nhất. Ban tổ chức đã trao 2 giải Nhì, 5 giải Ba và 7 giải Khuyến khích Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Ông Phạm Tất Dong- Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH và bà Nguyễn Thị Phượng- Phó TGĐ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank trao giải cho các nhóm tác giả đạt giải Ba Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT.

Cụ thể, ở nhóm “Sản phẩm số triển vọng”, giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo chuyển đổi văn bảm tiếng Việt sang giọng nói tự nhiên (VIETNAMESE TEXT TO SPEECH) của nhóm tác giả đến từ Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải pháp Xử lý Dữ liệu Vbee. Nền tảng tối ưu quảng cáo Novaon Autoads của Công ty CP Internet Novaon được trao giải Ba. Giải pháp hành chính công VNPOST-PA của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST) và Giải pháp thanh toán không tiền mặt VNPT Pay của nhóm tác giả đến từ Tổng công ty Truyền thông - VNPT Media cùng được trao giải Khuyến khích.

Với nhóm “Sản phẩm CNTT Kết nối, di động”, giải cao nhất là 2 giải Ba đã được trao cho 2 sản phẩm là nền tảng đặt và điều vận xe trực tuyến EMDDI của nhóm tác giả đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty CP EMDDI; và ứng dụng hệ sinh thái gọi xe Fastgo của Công ty cổ phần FastGo Việt Nam. Hai giải Khuyến khích đã được trao cho Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và Ứng dụng di động đầu tiên tại Việt Nam giúp người chăn nuôi hỏi ngay bác sĩ thú y và chuyên gia - FVET Vietnam của Công ty TNHH FVET Việt Nam.

Đối với nhóm “Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp”, từ 10 sản phẩm lọt vào vòng Chung khảo, Ban tổ chức đã chọn trao 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến khích. Trong đó, Stringee - Nền tảng lập trình Voice, Video, SMS của Công ty cổ phần Stringee giành giải Nhì Nhân tài Đất Việt 2018. Hai sản phẩm cùng được trao giải Ba là Hệ sinh thái VNPT SmartCloud/VNPT SmartCloud EcoSystem của Công ty CNTT VNPT và Bộ đồ chơi phát triển trí tuệ Magicbook do Công ty CP Dịch vụ và Truyền thông Minh Việt. Ba giải Khuyến khích đã được trao cho Hệ thống nông nghiệp thông minh Nextfarm của Công ty cổ phần HOSCO; Thiết bị giám sát thời gian, tư thế và chống cận thông minh Robot Captain-Eye của Công ty cổ phần VIROBO; Nền tảng thông tin cho thành phố thông minh iNut SmartCity được Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ INUT.

Bên cạnh lĩnh vực CNTT, Ban tổ chức giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 cũng đã vinh danh các nhân tài của đất nước trong các lĩnh vực Khoa học công nghệ, Y dược, Môi trường và Khuyến tài.

Cụ thể, giải thưởng lĩnh vực Khoa học công nghệ đã được trao cho công trình “Nghiên cứu áp dụng công nghệ cơ giới hoá đồng bộ sử dụng đất giàn chống tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc độc lập để nâng cao năng suất khai thác đạt công suất cao kỷ lục tại Công ty Cổ phần Than Hà Lầm- Vinacomin: của Kỹ sư Lê Minh Chuẩn và các cộng sự đến từ Công ty cổ phần Than Hà Lầm- Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực Y dươc đã được trao cho cụm công trình khoa học: Dịch tễ học, ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú của GS.TS Trần Văn Thuấn- Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện ung thư Quốc gia và cộng sự.

Giải thưởng lĩnh vực Y dược đã được trao cho cụm công trình khoa học “Dịch tễ học, ứng dụng các tiến bộ mới trong chẩn đoán, điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư vú” của GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, Viện trưởng Viện ung thư Quốc gia và cộng sự.

Giải thưởng lĩnh vực Môi trường được trao cho GS.Tiến sĩ Khoa học Phạm Ngọc Đăng- Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, với công trình nghiên cứu khoa học “Lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại” và ấn phẩm sách “Các giải pháp thiết kế công trình Xanh ở Việt Nam”.

Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 lĩnh vực CNTT khuyết giải Nhất

Với lĩnh vực Khuyến tài - Tự học thành tài, 6 giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 đã được trao cho 6 đề tài của các tác giả.

Với lĩnh vực Khuyến tài - Tự học thành tài, 6 giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 đã được trao cho 6 đề tài của các tác giả, bao gồm: “Máy thái cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm” của tác giả Nguyễn Như Lĩnh (Xã Vị Thanh, Thái Thụỵ, Thái Bình); “Thiết bị cung cấp khí phụ” của tác giả Nguyễn Văn Vĩnh (Ấp 2, xã Bình Phong Trạch, huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An); “Robot nhặt hạt tự động” của tác giả Phạm Văn Hát (Thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỷ, Huyện Tứ Kỳ, Hải Dương); “Máy bơm vô ống (máy bơm không có ống và vòi bơm)” của tác giả Đỗ Văn Trường (Tổ 1, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, Ninh Bình); Chế tạo, phát triển bếp đun cải tiến TK90 của tác giả Lê Hồng (xã Thanh Xã, huyện Thanh Ba, Phú Thọ); Đề án của bà Nguyễn Bích Lan của Nhà thơ, dịch giả Nguyễn Bích Lan (người khuyết tật) đến từ thôn Kiều Trai, xã Minh Tân, huyện Hưng Hà, Thái Bình; trú tại phòng 1212, chung cư 17 T2, toà nhà Hapulico, 81 Vũ Trọng Phụng, Hà Nội.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận