Hai thách thức khi thực hiện chính sách chia sẻ dữ liệu Chính phủ

Hai thách thức khi thực hiện chính sách chia sẻ dữ liệu Chính phủ

Tại buổi Tọa đàm “Dữ liệu Chính phủ - Kinh nghiệm từ Vương quốc Anh” tổ chức tại Hà Nội vào ngày 1/11/2018, ông Thom Townsend, Trưởng bộ phận chính sách dữ liệu - Bộ phận kỹ thuật số, văn hóa, truyền thông và thể thao, Vương quốc Anh đã chia sẻ các kinh nghiệm Chính phủ chia sẻ dữ liệu như thế nào một cách hiệu quả. Và dữ liệu sau khi được công bố rộng rãi được tận dụng như thế nào để mang lại hiệu quả xã hội cũng như kinh tế.

Theo kinh nghiệm từ nước Anh, ông Thom Townsend cho biết, ở Anh quốc, có những cuốn sách tập hợp nhiều luật và đạo luật khác nhau, có những luật ra đời đã lâu và phức tạp, trong đó quy định Chính phủ có quyền chia sẻ dữ liệu như thế nào. Quốc gia này còn có luật chung bao gồm có rất nhiều án lệ được xây dựng qua 150 năm trở lại đây, là định hướng trong khuôn khổ pháp lý tại Anh quốc. 

Ông Thom Townsend cho hay đã có khoảng thời gian dài ông phải làm việc rất vất vả với các cơ quan của Chính phủ để hỏi các cơ quan này có thể chia sẻ dữ liệu này không, khi bị từ chối ông phải chỉ ra các điều luật cho phép và yêu cầu chia sẻ. Cũng có khi các cơ quan này lợi dụng việc không hiểu và diễn giải sai luật để không chia sẻ dữ liệu.

Hai thách thức khi thực hiện chính sách chia sẻ dữ liệu Chính phủ

Ông Thom Townsend.\

Ở Anh quốc mới có quy định chung về bảo vệ dữ liệu. Cụ thể, luật này điều chỉnh các thông tin cá nhân, định nghĩa thông tin cá nhân là gì, đó là thông tin mang tính chất định danh một người nào đó và luật này áp dụng cho cả cơ quan Chính phủ lẫn khu vực tư nhân. Cụ thể nội dung luật này đề cập 6 điểm, lý do, cơ sở cho phép chia sẻ dữ liệu. Và trong đó nguyên tắc số 1 quan trọng nhất là đồng thuận, cá nhân đó bày tỏ đồng thuận rõ ràng, không có điểm mờ ám cho phép xử lý dữ liệu của họ, xử lý dữ liệu cá nhân vì một mục đích rõ ràng, cụ thể. Khung quy định chung về bảo vệ dữ liệu ra đời ước tính có khoảng 50 - 60 quy định khác nhau cho phép chia sẻ dữ liệu nhưng khi luật này ra đời thì tổng hợp lại chỉ có một mà thôi. Như vậy bài học là đơn giản hóa tất cả quy định về chia sẻ dữ liệu. Nhưng đã đơn giản hóa rồi vẫn có thách thức về mặt kỹ thuật.

Theo kinh nghiệm của Anh có 2 vấn đề kỹ thuật là "chất lượng và tiếp cận dữ liệu". Sau khi có cơ hội tiếp cận với một số cơ quan Việt Nam, ông Thom Townsend nhận định rằng điều này cũng là hai thách thức của Việt Nam.

Ví dụ, Scotland trong cơ sở dữ liệu chỉ có 10 phiên bản, nhưng thực tế có tới 50-60 phiên bản khác nhau. Đó là lý do vì sao có sự sai lệch thông tin, chất lượng thông tin kém nên ở Anh đã đưa ra việc phải đăng ký một kho thông tin chung và các cơ quan phải truy cập vào kho này. Vì vậy, các thông tin cần được tổng hợp vào một kho duy nhất để thuận tiện khi tra cứu và chia sẻ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận