Sẽ xây cơ chế, chính sách mới thúc đẩy ứng dụng CNTT phù hợp xu thế CMCN 4.0

Sẽ xây cơ chế, chính sách mới thúc đẩy ứng dụng CNTT phù hợp xu thế CMCN 4.0

6 đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được các chuyên gia nhận định có tác động sâu sắc, mạnh mẽ chưa từng có tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội (Ảnh minh họa. Nguồn: foodmanufacture.co.uk)

Cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn là CNTT

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) cùng những cơ hội, thách thức của cuộc cách mạng này vừa tiếp tục được đưa ra “mổ xẻ” tại hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử 2017 được Sở TT&TT Hà Nội phối hợp với IDG Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Khai mạc hội thảo này, ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Phó trưởng ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố Hà Nội đã nhấn mạnh, CMCN 4.0 sẽ làm biến đổi căn bản cuộc sống của chúng ta. Phạm vi, tầm ảnh hưởng và mức độ phức tạp của cuộc cách mạng này "không giống bất cứ điều gì nhân loại từng trải qua trước đó".

Theo ông Quý, CMCN 1.0 mang đến năng lượng hơi nước giúp cơ giới hóa sản xuất; trong CMCN 2.0 điện năng đã đưa đến khả năng sản xuất hàng loạt; với CMCN 3.0, CNTT và điện tử mang lại sản xuất tự động hóa; còn đến CMCN 4.0, sự xuất hiện những xu thế công nghệ mới với Internet kết nối vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau.

“Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, có 3 lý do để xuất hiện CMCN 4.0 với tư cách là một cuộc cách mạng kế tiếp hoàn chỉnh, không phải sự kéo dài của cuộc CMCN 3.0, đó là tốc độ, phạm vi và tác động mang tính hệ thống. Sự biến đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu sẽ diễn ra sâu sắc từ khâu sản xuất đến quản lý doanh nghiệp và quản trị quốc gia. Cũng như các cuộc CMCN trước đó, CMCN 4.0 mang lại cả thách thức và cơ hội cho người dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Các Chính phủ sẽ phải thay đổi cách tiếp cận với những cam kết trước công chúng và với việc làm chính sách”, ông Quý cho hay.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cũng khẳng định, CMCN 4.0 được mở đầu bằng những đột phá khoa học vào thế giới vĩ mô, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học phân tử, di truyền, trí tuệ nhân tạo, IoT… đã và đang làm biến đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Không xa nữa, CMCN 4.0 sẽ có tác động mạnh mẽ tới đời sống sản xuất của con người, kết nối IoT trở nên phổ biến, nhiều hoạt động sẽ được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo… “Việt Nam không thể bỏ lỡ cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần này”, ông Dũng chia sẻ.

Còn theo nhận định của ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cốt lõi của CMCN 4.0 vẫn là CNTT và ở góc độ chính quyền thì cần tập trung xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử các cấp.

“Đón” làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận