Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và có một số điểm mới đáng chú ý về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ truyền hình và phát thanh như cho phép dịch vụ phát thanh, truyền hình trên mạng internet (OTT TV) được cung cấp đến người Việt Nam mà không cần phải cung cấp kênh chương trình như các dịch vụ truyền hình truyền thống. Quản lý biên tập nội dung theo yêu cầu (VOD) thích ứng với tính chất, đặc điểm của loại hình dịch vụ OTT TV VOD, phân nhóm nội dung để có các quy định biên tập phù hợp.
Nghị định cũng bổ sung quy định làm rõ dịch vụ truyền hình xuyên biên giới phải được quản lý theo quy định của Nghị định, bổ sung quy định cho phép duy trì dịch vụ truyền hình cáp tương tự theo nhu cầu thị trường...
Hoạt động liên kết sản xuất chương trình hiện chủ yếu tập trung ở các đài truyền hình, phát thanh lớn với hình thức liên kết sản xuất theo chương trình và liên kết sản xuất toàn bộ kênh. Do đó, các đài có thêm chương trình, nội dung phù hợp nhu cầu đa dạng của khán giả và có thêm nguồn thu.
Nghị định 71 cũng bổ sung các quy định để tăng cường trách nhiệm của các tổ chức báo chí phát thanh, truyền hình trong thực hiện liên kết sản xuất chương trình, đảm bảo các chương trình liên kết được biên tập, phân loại trước khi phát sóng hoặc cung cấp đến các nền tảng truyền thông số khác. Tuy nhiên, thực tế hoạt động này cũng có những hạn chế nhất định, chẳng hạn như thực hiện không đúng tôn chỉ mục đích, nội dung, biểu tượng kênh hoặc để nội dung nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam...
Theo lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, các quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường và các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ hoạt động bình thường. Việc phân loại nội dung để quản lý sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất nội dung phát triển; nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình sẽ phong phú hơn.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: baotintuc.vn
Tham gia bình luận