Choáng ngợp 4.000 chiến đấu cơ Mỹ nằm giữa sa mạc

Choáng ngợp 4.000 chiến đấu cơ Mỹ nằm giữa sa mạc

Hơn 4.000 máy bay chiến đấu các loại cùng hàng triệu linh kiện, phụ tùng là những gì Quân đội Mỹ cất giữa vùng hoang mạc Tuscon, Arizona.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac
 Boneyard là trung tâm bảo dưỡng hàng không lớn nhất của Mỹ nơi lưu dữ và niêm cất hơn 4.000 máy bay quân sự các loại từng hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ từ tận Chiến tranh Thế giới thứ II cho đến nay. Trong ảnh là dàn máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ được niêm cất dài hạn tại Boneyard.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-2
Trung tâm Boneyard có diện tích 10km2 tương đương 1.430 sân bóng và tọa lạc tại hoang mạc Tuscon thuộc tiểu bang Arizona. Sau khi được đưa vào Boneyard, những chiếc máy bay chiến đấu trị giá hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD chỉ còn hai lựa chọn một là chờ tái trang bị và hai là chờ bị tháo dỡ. 

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-3
 Nhiều máy bay trong số đó có thể trở lại hoạt động chỉ trong thời gian ngắn và chúng vẫn được bảo dường thường xuyên dù bị bỏ mặc ngoài sa mạc. Trong hầu hết các trường hợp từng bộ phận riêng lẻ của một chiếc máy bay được tái sử dụng cho một chiếc máy bay khác vẫn còn trong biên chế hoặc được bán cho nước ngoài.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-4
 Một trong những lý do khiến Tuscon được chọn trở thành “nghĩa địa” máy bay của Quân đội Mỹ là bầu không khí khô quanh năm ở đây. Từng có trường hợp những chiếc trực thăng được niêm cất 11 năm tại Boneyard nhưng sau đó vẫn có thể trở lại hoạt động. Trong ảnh là một chiếc cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-5
 Trong ảnh là một chiếc máy bay ném bom chiến lược tầm trung F-111 Aardvark của Không quân Mỹ từng một thời tung hoành trên bầu trời nhưng giờ đây chỉ là một khối kim loại tại Boneyard.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-6
Trong những cái tên ở Boneyard có cả những ông vua bầu trời như những gì còn xót lại của chiếc máy bay ném bom Rockwell B-1 Lancer này. 

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-7
 Hàng dài những chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 tại Boneyard.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-8
 Liệu những chiếc chiến đấu cơ siêu âm cánh cụp cánh xòe F-14 Tomcat này còn có cơ hội trở lại bầu trời sau 10 năm nằm một chỗ tại đây.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-9
 Nếu đi lang thang trong Boneyard bạn cũng sẽ bắt gặp những cái tên huyền thoại của Hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ II như chiếc Douglas C-47 Skytrain trong hình.
Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-10
 Cả Không quân và Hải quân Mỹ đều bắt đầu loại biên từ cuối những năm 1960, số lượng C-47 được sản xuất trong thời điểm này đã lên tới hơn 10.000 chiếc.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-11
 Nguyên mẫu Boeing YAL-1A thuộc chương trình phát triển vũ khí tương lai của Không quân Mỹ cũng nằm “đắp chiếu” tại hoang mạc Tuscon.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-12
 Hàng dài những chiếc C-47 nằm trở khung tại Boneyard.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-13
 Một chiếc tiêm kích đánh chặn Convair F-106 Delta Dart của Không quân Mỹ được sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh vẫn còn được lưu giữ cho tới tận ngày nay.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-14
Những chiếc máy bay vận tải quân sự Lockheed C-130 Hercules được niêm cất khá kỹ ở Boneyard chờ ngày trở lại hoạt động.

Choang ngop 4.000 chien dau co My nam giua sa mac-Hinh-15
 Cạnh đó là siêu máy bay vận tải quân sự hạng nặng Lockheed C-5 Galaxy mẫu máy bay vận tải lớn nhất từng được Mỹ chế tạo.



Trà Khánh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận