Tại sao Nhật Bản trong CTTG 2 thích dùng súng Arisaka?

Tại sao Nhật Bản trong CTTG 2 thích dùng súng Arisaka?

Tốc độ bắn nhanh, độ bền cao và đặc biệt có hệ thống ngắm đầu ruồi chia vạch xa tới 1000 mét chính là những điểm ăn tiền nhất của súng trường Arisaka.

Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka
Ra đời từ năm 1897, súng trường Arisaka là loại lên đạn từng viên, sử dụng nhiều cỡ đạn khác nhau tùy phiên bản trong đó phiên bản được sản xuất với số lượng nhiều nhất là Arisaka Type 38 với số lượng lên tới 3,4 triệu khẩu sử dụng cỡ đạn 6,5x50mm. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-2
 Đây là khẩu súng trường chủ lực của Quân đội Nhật Bản suốt từ khi nó ra đời cho đến lúc kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-3
 Súng trường Arisaka có ưu điểm vượt trội hơn các loại súng trường khác cùng thời đó là tốc độ bắn nhanh và độ gọn nhẹ. Do là loại súng trường bắn phát một-lên đạn bằng tay nên khả năng bắn nhanh của nó phụ thuộc vào tốc độ lên đạn của người lính, với những người lính có kinh nghiệm chiến đấu họ hoàn toàn có thể lên đạn khẩu súng này chỉ bằng 1 ngón trỏ do hành trinh lên đạn của súng rất ngắn. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-4
 Được thiết kế với phần thân làm hoàn toàn bằng gỗ và giống như những khẩu súng trường thời đó, súng được thiết kế để tối ưu hóa với bộ phận lưỡi lê dùng cho cận chiến. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-5
 Băng đạn của súng có tổng cộng 5 viên với khả năng nạp đạn từng viên hoặc cả băng cùng một lúc với một thanh ray kẹp đạn như trong hình, người lính chỉ việc ấn cả 5 viên xuống hộp đạn cùng một lúc. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-6
 Khẩu súng có trọng lượng rất nhẹ, chỉ khoảng 3 kg, kích thước gọn phù hợp tới thể trạng của lính Nhật thời bấy giờ. Với kích thước nhỏ gọn như vậy khẩu súng trường Arisaka Type 38 của Nhật Bản có khả năng cận chiến cực kỳ lợi hại do người lính có thể thao tác với nó dễ dàng hơn, đâm với lực lớn hơn so với việc sử dụng những khẩu súng trường nặng nề khác. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-7
 Một ưu điểm nữa của khẩu súng này chính là khả năng nhắm bắn, súng có tầm bắn tối đa khoảng hơn 1000 mét và các vạch thước ngắm của súng cũng chia đến tận 1000 mét. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-8
 Vạch thước ngắm có thể lật lên khi cần và người lính có khả năng nhắm bắn mục tiêu ở khoảng cách xa nhất lên tới 1000 mét với độ sát thương và tính chính xác ở mức trung bình. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-9
 Phiên bản Arisaka dành riêng cho lính bắn tỉa có tên Arisaka Type 97. Sử dụng ống ngắm quang học có độ phóng đại 2,5 lần, ống ngắm này cho phép tăng độ chính xác với những mục tiêu ở khoảng cách xa. Nguồn Sina.
Day la ly do Nhat Ban trong CTTG 2 thich dung sung Arisaka-Hinh-10
Tuy nhiên đến cuối chiến tranh, khi sự các loại súng trường bán tự động xuất hiện ngày càng nhiều thì khẩu Arisaka đã hoàn toàn lép vế và khẩu súng này khi đó chỉ còn mang lại lợi thế cho lính Nhật trong những pha cận chiến tầm gần. Nguồn Sina.

Tuấn Anh

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận