Chiến sự thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Israel, thu hút quan tâm toàn cầu

Chiến sự thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Israel, thu hút quan tâm toàn cầu

Chiến sự thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Israel, thu hút quan tâm toàn cầu
Làn sóng khởi nghiệp quốc phòng tại Israel hiện nay có thể dẫn đến một cuộc cách mạng công nghệ mới. Ảnh: Xinhua

Cuộc xung đột kéo dài tại Gaza đã thúc đẩy một làn sóng đổi mới công nghệ quốc phòng tại Israel, khi nhiều binh sĩ dự bị kết hợp kinh nghiệm quân sự và chuyên môn dân sự để sáng lập các công ty khởi nghiệp.

Trong đó, có Zach Bergerson - kỹ sư công nghệ cao 36 tuổi, người đã phát triển SkyHoop (thiết bị cảnh báo mối đe dọa từ trên không ứng dụng công nghệ điện thoại di động).

SkyHoop đang được thử nghiệm tại Ukraina và dự kiến triển khai thí điểm tại Bộ Quốc phòng Mỹ. Câu chuyện của Bergerson phản ánh xu thế rộng hơn: hơn một phần ba các startup quốc phòng Israel hiện nay được thành lập sau vụ tấn công của Hamas vào Israel tháng 10.2023.

Sự thay đổi trong bản chất của xung đột hiện đại đã làm tăng nhu cầu đối với công nghệ thực chiến. Khoảng 20% lực lượng dự bị Israel đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, mang lại lợi thế lớn cho hệ sinh thái đổi mới quốc phòng.

Các công ty mới hiện thu hút sự quan tâm của cả các quỹ đầu tư mạo hiểm Mỹ và Israel. Lital Leshem - một quân nhân dự bị - đã đồng sáng lập quỹ Protego Ventures vào tháng 12 và huy động được 100 triệu USD.

Mặc dù phải đối mặt với các thách thức về quy mô và rào cản pháp lý, Leshem tin rằng, Israel có thể lặp lại thành công như đã từng làm với ngành công nghiệp an ninh mạng.

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump kêu gọi châu Âu chia sẻ gánh nặng quốc phòng với Mỹ, các công ty Israel đang hướng đến thị trường này. Dưới kế hoạch mới của NATO, các nước châu Âu sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, gồm 3,5% cho lực lượng và vũ khí, 1,5% cho đầu tư an ninh.

Điều này mở ra hàng trăm tỉ USD cho chi tiêu quốc phòng trong thập kỷ tới, góp phần đẩy giá trị xuất khẩu quốc phòng Israel lên mức kỷ lục 14,8 tỉ USD năm 2024, trong đó hơn 50% là tới châu Âu - tăng từ 35% năm 2023.

Dù một số quốc gia kêu gọi tẩy chay vũ khí Israel vì lý do chính trị, nhiều nước vẫn chọn sản phẩm Israel do hiệu quả thực chiến. Chuẩn tướng Yair Kulas - người đứng đầu Cục Hợp tác Quốc phòng quốc tế Israel (SIBAT) - cho rằng, các nước châu Âu đang thay thế trang bị cũ bằng vũ khí mới từ Israel, phần lớn do ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraina.

Tuy nhiên, ông Kulas cũng thừa nhận, những phản ứng chính trị là “thách thức lớn” và chưa rõ sẽ ảnh hưởng thế nào đến kết quả xuất khẩu năm 2025.

Avi Hasson từ tổ chức Startup Nation Central đánh giá làn sóng khởi nghiệp quốc phòng hiện nay có thể dẫn đến một cuộc cách mạng công nghệ mới, tương tự như cách ngành điện thoại di động từng phát triển từ 20 năm trước.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận