Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững

Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hướng tới chuyên nghiệp, bền vững

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư cho biết: Từ cuối năm 2022, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có nhiều biến động, liên tiếp các vi phạm đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xứ lý khiến cho niềm tin của nhà đầu tư suy giảm, khối lượng phát hành sụt giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, sau giai đoạn khó khăn, thị trường đã từng bước phục hồi. Theo Bộ Tài chính, lüy kế 7 tháng đầu năm 2024 đã có 183 đợt phát hành TPDN riêng lẻ thành công với khối lượng 174,76 nghìn tỷ đồng (gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023). Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy thị trường TPDN ấm dần.

Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt ngày 29/12/2023, dư nợ thị trường TPDN đạt tối thiểu 20% GDP vào năm 2025 và 25% vào năm 2030. Đây là mục tiêu đầy thách thức nhưng cũng là cơ hội phát triền của thị truờng.

Toàn cảnh hội thảo.

Phát biểu chi đạo tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Thu, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) khằng định UBCKNN luôn hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn qua thịtrường chứng khoán, trong đó có kênh phát hành TPDN, tiếp tục khắng định vai trò của thị trường chứng khoán là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Phó Chủ tịch UBCKNN lưu ý để phát triển thị trường TPDN bền vững, các cấu phần tham gia thị trường đều cần nhiều nỗ lực  như: Về phía tổ chức phát hành: Cần minh bạch thông tin, có chiến luợc huy động vốn, sử dụng vốn dài hạn; chú trọng dến quản trị công ty; có phuơng án, hoat đong kinh doanh hiệu quả và có năng lực hấp thụ nguồn vốn; tăng cuờng các sán phẩm trái phiếu xanh trên thị trường. 

Về phía nhà đầu tư thì cần nâng cao năng lực đánh giá doanh nghiệp, cẩn trọng khi đầu tư và tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện được mua TPDN; có giải pháp thúc đẩy sự tham gia của các định chế trung gian chuyên nghiệp (như các quỹ đầu tư chứng khoán). Với kênh trái phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư phải tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu; Về các tổ chức cung cấp dịch vụ thì cần phát triển, nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và năng lực quản trị của tổ chức tư vấn, tổ chức định mức tín nhiệm, tổ chức kiểm toán, thẩm định giá...trên thị trường. 

Tại Hội thảo, các diễn giả đã đưa ra thảo luận nhiều nhóm chủ đề nóng, như áp lực đáo hạn TPDN, giải pháp thúc đẩy phát hành TPDN ra công chúng, vai trò của xếp hạng tín nhiệm hay phát triển cơ sở nhà đầu tư.

Chỉ ra một số tồn tại, hạn chế của thị trường TPDN thời điểm hiện tại, ông Tô Trần Hoà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển Thị trường Chứng khoán, UBCKNN cho biết, một số doanh nghiệp phát hành có tình hình tài chính không ổn định, thiếu minh bạch về thông tin, dẫn đến nguy cơ không trả được nợ khi đến hạn, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư; tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân vẫn còn ở mức cao, nhà đầu tư tổ chức còn chưa đa dạng; cùng với đó, việc một số TPDN thanh khoản thấp gây khó khăn cho nhà đầu tư khi cần bán trái phiếu trước hạn để thu hồi vốn, làm giảm tính hấp dẫn của TPDN, đặc biệt đối với các nhà đầu tư tổ chức.

Ở một góc nhìn khác, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc FiinRatings đánh giá thị trường TPDN đã xuất hiện những điểm tích cực như: Một số doanh nghiệp bất động sản được tháo gỡ về mặt pháp lý đã phát hành mới trái phiếu. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp trong lĩnh vực hạ tầng, nước sạch, xử lý rác thải... đang có kế hoạch phát hành trái phiếu với kỳ hạn lên tới 10-20 năm. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy thị trường TPDN đang dần có chiều sâu và đúng bản chất là kênh huy động vốn trung - dài hạn. 

Góp ý giải pháp phát triển thị trường TPDN, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV đề nghị sớm cải cách thủ tục, rút gọn thời gian cấp phép để tạo điều kiện, khuyến khích phát hành trái phiếu ra công chúng (xem xét giảm thời gian xử lý hồ sơ xét duyệt, cho phép doanh nghiệp không có lãi năm liền trước được phát hành nếu đạt mức xếp hạng tín nhiệm...); cần bổ sung các chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, đồng thời triển khai các giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng nhà đầu tư; hoàn thiện cơ chế và năng lực quản lý và giám sát thị trường.

Đứng ở vai trò thành viên thị trường, đại diện CTCP Chứng khoán Ngân hàng Công thương (Vietinbank Securities) đề xuất cần có hướng dẫn cụ thể hơn về việc giao dịch trái phiếu qua sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ; tạo cơ chế cho các tổ chức tín dụng có quyền được quản lý tài sản đảm bảo; cân nhắc việc gia hạn thêm với trái phiếu đã phát hành; đa dạng sản phẩm, cải thiện thanh khoản nhằm thu hút nhà đầu tư.

Theo tạp chí Điện tử và Ứng dụng

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận