Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Sau các nội dung về sự gia tăng công việc và tự động hóa, các giới hạn của AI trong phần 2, mời các bạn đến với phần 3: viễn cảnh ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo giai đoạn 2020-2050.

> Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động?
> Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 2)

PHẦN 3: TẦM NHÌN CÔNG NGHIỆP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO 2020-2050

Đây là chủ đề cuối cùng của hội nghị về trí tuệ nhân tạo và công việc trong tương lai (AI and the Future of work) do các tổ chức Sáng kiến Kinh tế số (IDE) và phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo CSAIL trực thuộc học viện công nghệ Massachusetts (MIT) trình bày.

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

(từ trái sang: điều phối viên John Markoff, Stanford; Andrew McAfee, MIT IDE; Tom Kochan, MIT; Rod Brooks, Rethink Robotics)

Nhìn chung ý kiến của các chuyên gia về tương lai của lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong 30 năm tới đều có một số điểm giống nhau.

Nhà sáng lập và giám đốc công nghệ Rethink Robotics, Rod Brooks lưu ý rằng: học không thể chung chung, học cách định hướng không giống như học cách dùng đũa, và học cách dùng đũa không giống như học các ngôn ngữ. Các máy tính ngày nay có thể xác định các bức ảnh người mang dù trong mưa nhưng chưa thể trả lời những câu hỏi đơn giản kiểu như: "Liệu gấu trúc Bắc Mỹ có thể mang dù?"

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Giáo sư Tom Kochan, đồng giám đốc một chương trình nghiên cứu công việc và tuyển dụng tại một trường trực thuộc MIT cho rằng, về cơ bản, để đảm bảo công nghệ có ích cho xã hội thì một "chiến lược công việc và công nghệ tích hợp" cần 4 yếu tố chính như dưới đây:

Yếu tố đầu tiên là xác định các thách thức và các vấn đề cần giải quyết.

Yếu tố thứ hai là tích hợp công nghệ và tiến trình thiết kế công việc (thay vì xem xét công nghệ rồi đến lực lượng lao động). Ví dụ, GM đã chi 50 tỉ USD để tự động hóa nhưng không chịu lắng nghe các công nhân của mình nên không đạt được kết quả như kỳ vọng.

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Yếu tố thứ ba là đào tạo. Theo Kochan, chúng ta nên đào tạo trước khi triển khai công nghệ, cũng như đưa học tập suốt đời vào thực tiễn với sự tham gia của tất cả mọi người. Trong ví dụ GM, các công nhân tự động hóa cần hiểu công nghệ để triển khai nó hợp lý thay vì đối mặt với sự căng thẳng từ việc học cách dùng công nghệ khi nó đã được cài đặt.

Yếu tố cuối cùng, chúng ta cần bồi thường cho những người bị thiệt hại nặng nề nhất. Dù những công việc mới sẽ được tạo ra nhưng nó không có ý nghĩa với những cá nhân sẽ mất việc. Vì vậy chúng ta phải có những thỏa thuận công bằng với những người bị tác động tiêu cực.

Tỉnh thức về 4 yếu tố trên sẽ giúp chúng ta xây dựng một sự thịnh vượng có tính chia sẻ hơn, nhưng "nếu chúng ta để nó cho những nhà công nghệ, chúng ta sẽ mô phỏng cuộc chiến kẻ thắng-người thua".

Người đứng đầu một số chương trình của MIT và trường trực thuộc, Andrew McAfee, đưa ra ba vấn đề phổ biến nhất của nền kinh tế.

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Đầu tiên là câu hỏi "có phải nền kinh tế của chúng ta đã bị cướp bóc?". Ông muốn nói đến khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo, cũng như sự trỗi dậy của các nhà tư bản tài chính, các công ty lớn và hùng hậu. Tuy nhiên, những điều đó hầu hết là các thay đổi cấu trúc, là kết quả của toàn cầu hóa và công nghệ hơn là việc các công ty chơi không đẹp.

Tiếp đến, McAfee đã nghe nhiều mối lo về "độc quyền công nghệ mãi mãi". Mặc dù việc xua tan nỗi lo này bằng một sự đảm bảo nào đó là điều không thể, hầu như chắc chắn các công ty độc quyền mãi mãi đó không đáng để chúng ta lo lắng. Ông nhớ lại mối lo cách đây 20 năm về IBM, Microsoft, rồi AOL, cho đến những bình luận tương tự cách đây 10 năm về Nokia, RIM… tất cả đều có thể trở thành các công ty độc quyền công nghệ mãi mãi.

Điều thứ ba là "sẽ có những công việc (trong tương lai)"? McAfee đưa ra câu trả lời khẳng định, nhưng nói thêm là không có gì đảm bảo trong tương lai sẽ có nhiều việc như hiện tại. Mặc dù nhiều người nói chúng ta luôn luôn được lợi từ một sự kết hợp giữa người và máy móc, điều đó không phải là một quy tắc. Ví dụ, hiện nay số công nhân bến tàu mà chúng ta có ít hơn rất nhiều so với trước. Năm 1979, nhu cầu tuyển dụng sản xuất đã lên tới đỉnh cao, vậy điều gì sẽ xảy ra trong ba thập kỷ tới? Chúng ta thật sự không biết rõ.

Nói về tác động của Hollywood và các diễn giải về AI trong phim ảnh, Brooks trả lời rằng khi còn là một đứa trẻ 13 tuổi, ông đã xem "2001: Space Odyssey" (một bộ phim khoa học viễn tưởng của đạo diễn Stanley Kubrick phát hành năm 1968) và nảy sinh tình yêu với HAL (HAL 9000, nhân vật phản diện là một cỗ máy tính dạng AI trong phim). Theo ông, Hollywood có khuynh hướng vẽ chân dung thế giới đúng như chính nó, sau đó mới đưa thêm công nghệ vào. Ở thế giới thực, xã hội phải thích ứng với công nghệ.

Trailer bộ phim "2001: Space Odyssey" phát hành lại năm 2014, vai phản diện chính là cỗ máy AI HAL 9000

Trả lời câu hỏi điều phối viên Markoff về vai trò công nghệ trong cuộc tranh cãi công việc và sự bất bình đẳng, McAfee cho rằng giá trị ròng của Mark Zuckerberg không phải là trọng tâm phù hợp để thảo luận. Sự đi xuống của tầng lớp trung lưu mới đáng lo hơn.

Đồng tình với McAfee, Kochan cũng cho rằng sự đi xuống của tầng lớp trung lưu là một vấn đề, nhưng theo ông thì nguyên nhân chính gây bất bình đẳng và sự sụt giảm nêu trên là "sự xuống dốc của các định chế" như công đoàn, lương tối thiểu.

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Ý kiến sau cùng được nhà báo Michael J. Miller của PC Mag trích dẫn là của một nhân vật rất quan trọng trong ban tổ chức hội nghị: Giám đốc CSAIL, phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của MIT, Daniela Rus: Chúng ta nên xem máy móc như những công cụ. Rus tin rằng robot lẫn AI đều có thể tăng thêm số lượng công việc và tạo ra nhiều công việc tốt hơn. Nhưng có một thực tế là còn nhiều tập dữ liệu lớn đang xử lý chứ chưa được biên dịch thành kiến thức. Điều đó khiến cho các phép tính phức tạp không tạo nên sự tự động. Ngoài ra, việc hành động sẽ khó hơn việc nhận thức, và nhận thức thì khó hơn xử lý dữ liệu. Kết quả của tất cả những thực tế đó là đạt được độ chính xác đến 99,99% sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với 90%.

Dù vậy, Rus vẫn lạc quan về hầu hết mọi thứ: cách mà công nghệ giúp các công nhân xí nghiệp kiểm soát nhiều hơn những gì họ sản xuất, cách mà những thiết bị hay công nghệ "đeo" được (wearables) giúp người mù định hướng tốt hơn. Kết thúc bài nói của mình, Rus dẫn lại câu nói nổi tiếng của tổng thống John F. Kennedy: "we believe that if men have the talent to invent new machines that put men out of work, they have the talent to put those men back to work"(chúng ta tin tưởng rằng nếu con người có tài sáng tạo ra các máy móc làm cho con người thất nghiệp thì con người cũng có khả năng đưa những người đó trở lại làm việc).

Cách mạng AI sẽ tác động thế nào đến tương lai của lực lượng lao động? (phần 3)

Steve Trần (Theo PC Mag)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận