Điểm mặt các hãng công nghệ từng bị tẩy chay vì xuyên tạc sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa

Điểm mặt các hãng công nghệ từng bị tẩy chay vì xuyên tạc sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa

Điểm mặt các hãng công nghệ từng bị tẩy chay vì xuyên tạc sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa

Facebook hiển thị sai trái quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc

Như ICTnews đã đưa, từ vài ngày nay, nhiều nhà quảng cáo trong nước bất ngờ và bức xúc khi mạng xã hội Facebook xác định quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam được hiển thị là của Trung Quốc.

Cụ thể, khi chọn vị trí đối tượng chạy quảng cáo, người dùng nhập tên "Trung Quốc", Facebook khoanh vùng và hiển thị hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng màu xanh với quốc gia này.

Ngược dòng thời gian cách đây vài năm, cộng đồng mạng Việt Nam từng “dậy sóng” và dấy lên làn sóng tẩy chay WeChat, phản ứng dữ dội với Google do Google Map hiển thị sai trái, xuyên tạc sự thật chủ quyền của Việt Nam.

Cụ thể, đầu năm 2013, WeChat một trong những ứng dụng chat và gọi điện miễn phí trên smartphone lớn của Trung Quốc, con đẻ của hãng công nghệ Tencent, đã bị cộng đồng mạng tại Việt Nam tẩy chay, phản ứng dữ dội do đưa “đường lưỡi bò” vào bản đồ trong phiên bản tiếng Trung Quốc.

Điểm mặt các hãng công nghệ từng bị tẩy chay vì xuyên tạc sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa

Bản đồ sai trái, xuyên tạc sự thật của WeChat từng bị phản ứng dữ dội

Giữa bối cảnh những tranh chấp về Biển Đông vẫn chưa kết thúc thì ngay sau khi thông tin WeChat có đường lưỡi bò trên bản đồ bị phát hiện, cộng đồng mạng hàng triệu người tại Việt Nam đã nhanh chóng lan truyền rầm rộ làn sóng phản đối, tẩy chay ứng dụng này.

Và sau đó không lâu, WeChat đã sớm phải “cuốn gói”, gần như biến mất khỏi thị trường Việt Nam.

Điểm mặt các hãng công nghệ từng bị tẩy chay vì xuyên tạc sự thật về Hoàng Sa, Trường Sa

WeChat bị người Việt tẩy chay.

Tại thời điểm đó, WeChat có hàng triệu người dùng tại Việt Nam và con số này đang tăng theo từng ngày.

Sau WeChat, đến năm 2015, Google cũng gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng mạng tại Việt Nam khi ứng dụng bản đồ Google Maps hiển thị sai trái cái gọi là “thành phố Tam Sa” (Sansha) trên bản đồ đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cái gọi là "thành phố Tam Sa" được Trung Quốc thành lập từ tháng 7/2012 nhằm kiểm soát các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines.

Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và lập ủy ban lập pháp tại đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam.

Do đó, ngay trong năm 2015, sau một loạt các chiến dịch phản đối của Việt Nam và Philippines, Google Maps đã buộc phải loại bỏ tên gọi “thành phố Tam Sa” trên bản đồ đảo Phú Lâm, đồng thời gỡ bỏ tên gọi Trung Sa mà Trung Quốc gán cho bãi cạn Scarborough.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận