Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Người đàn ông thích chụp ảnh tự sướng, anh Ben Innes đã khiến cộng động mạng khuấy đảo khi bức ảnh anh "toe toét" cười bên cạnh người đành ông đã dùng bom giả khống chế chiếc máy bay của hãng hàng không EgyptAir được lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Nhanh không kém, cư dân mạng đã trổ tài Photoshop, đưa anh chàng này vào nhiều tình huống khủng bố nguy hiểm khác cũng như các khoảnh khắc lịch sử của thế giới.

Dưới đây là bức ảnh anh Innes xuất hiện trong một khoảnh khắc lịch sử khi Tổng thống John F Kennedy bị ám sát.

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Còn đây là bức ảnh anh Innes đứng cạnh Adolf Hitler.

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Một bức ảnh mang tính lịch sử nữa cũng bị chế đó là khi tòa tháp đôi của Mỹ bị máy bay đâm ngày 11/9.

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Vẫn cười toe toét khi đứng cạnh chiến binh IS.

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Anh Ben Innes, 26 tuổi, là thanh tra sức khỏe và an ninh đã gửi bức ảnh selfie cạnh tên không tặc Seif Eldin Mustafa cho bạn mình với nội dung tin nhắn: "Bây giờ thì cậu biết là bạn cậu không đùa rồi đấy. Xem bản tin đi".

Loạt ảnh chế ra đời từ bức ảnh con tin chuyến bay Ai Cập selfie với không tặc

Khi bị không tặc chiếm máy bay, anh Innes đến từ Leeds, Anh, thay vì sợ hãi thì lại tỏ ra rất bình thản. Anh lại gần tên không tặc và xin được chụp ảnh cùng. Anh cho biết: "Tôi không biết vì sao mình lại làm như vậy, tôi chỉ vứt bỏ sự cảnh giác đi và giữ lại niềm vui trên khuôn mặt. Tôi nhận thấy nếu quả bom của ông ta có là đồ thật đi chăng nữa thì tôi cũng chẳng mất gì, vì thế tôi nắm lấy cơ hội và tiến lại gần quan sát nó". Kẻ không tặc đã gật đầu đồng ý trước yêu cầu chụp ảnh chung của anh Innes sau khi được nhóm tiếp viên dịch giúp lời yêu cầu. Anh Innes đã tự gọi bức ảnh của mình là "tấm hình selfie đẹp nhất"
Đường nhiên sau đó anh Innes và những người khác đã được thả tự do.

Sau khi được thả tự do, anh Innes đã gửi tin nhắn cho bạn cùng phòng của mình. Người bạn cùng phòng của anh, Chris Tundogan, trả lời trang MailOnline cho biết: "Tôi chẳng hiểu sao anh ta lại chụp tấm ảnh selfie đó, nhưng tôi tưởng tượng ra có lẽ anh ấy đã xung phong chụp bức hình đó bởi anh ấy chẳng sợ hãi cũng chẳng ngại ngần trước bất cứ điều gì. Tôi thấy làm như vậy hơi thần kinh nhưng đó mới là Ben mà".

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận