Băng ở Greenland giúp các nhà nghiên cứu tìm sự sống trên Europa, vệ tinh lạnh giá của Sao Thổ

Băng ở Greenland giúp các nhà nghiên cứu tìm sự sống trên Europa, vệ tinh lạnh giá của Sao Thổ

Trong số 79 vệ tinh tự nhiên bay quanh Sao Mộc, Europa là mặt trăng đáng chú ý nhất. Ước tính thiên thể này được bao phủ bởi một lớp băng dày 30km, bên dưới là một biển nước mặn có độ sâu có thể lên tới 150km.

Khi những vệ tinh khác của Sao Mộc là Io, Ganymede và Callisto bay ngang Europa, lực hấp dẫn khiến thiên thể băng giá giãn nở, tạo ra nhiệt từ bên trong và ngăn nước biển dưới lớp băng đông cứng. Sau vài tỷ năm nữa, khó có thể nói làn nước ấm của Europa sẽ sản sinh ra dạng sống gì.

Băng ở Greenland giúp các nhà nghiên cứu tìm sự sống trên Europa, vệ tinh lạnh giá của Sao Thổ - Ảnh 1.

Mặt trăng Europa của Sao Thổ.

NASA vẫn chưa một lần hạ cánh tàu thăm dò trên Europa, mà ngay cả khi đặt chân lên bề mặt, thiết bị vẫn phải xuyên phá 30km băng để chạm tới nước. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đăng tải trên Nature Communications cho thấy nước dạng lỏng có thể tồn tại ở những hồ, vũng gần bề mặt Europa, cho phép tàu thăm dò dễ dàng lấy mẫu.

Nhưng phát hiện trên không tới khi các nhà khoa học thăm dò vệ tinh Sao Thổ, mà hiện hữu khi nhóm nghiên cứu phân tích địa thế của một nơi có đặc tính gần giống bề mặt Europa. Từ đặc điểm địa lý của Greenland, nhóm chuyên gia luận ra phát hiện mang tính đột phá.

Bề mặt của Europa được bao phủ bởi một mạng lưới những rãnh băng lớn, đắp cao hai bên là những vách băng dài tới hàng trăm kilomet. Chóp của lũy băng có thể cao tới 304 mét, và khoảng cách giữa hai vách băng có thể rộng tới 800 mét.

Hiện tại, NASA chưa có vệ tinh theo dõi Europa, nhưng từ những chuyến bay thường xuyên qua thềm băng Greenland, nhóm các nhà khoa học có được số tư liệu nghiên cứu đáng quý. Trong một chuyến bay, nhóm khảo sát phát hiện ra những rãnh băng rất giống cấu trúc bề mặt Europa.

Băng ở Greenland giúp các nhà nghiên cứu tìm sự sống trên Europa, vệ tinh lạnh giá của Sao Thổ - Ảnh 2.

Cấu trúc băng tại Greenland có nhiều điểm tương đồng với bề mặt lạnh giá của Europa.

Dữ liệu radar cho thấy, mặt băng Greenland có những rãnh nứt gây ra bởi nước rỉ ra từ bên dưới và đóng băng khi lộ thiên. Bởi thể tích nước tăng khi đông cứng, băng nứt ra và rồi khiến các lũy băng hình thành.

Nếu như cấu trúc băng trên bề mặt Europa cũng hình thành theo cách này, điều đó có nghĩa nước dưới bề mặt vệ tinh Sao Thổ cũng rò rỉ lên bề mặt, đóng băng do nhiệt độ thấp và rồi tạo thành những lũy băng dài. Nước có thể chỉ tồn tại ở độ sâu khoảng vài kilomet dưới bề mặt lạnh giá.

Chưa hết, nước dưới bề mặt còn có thể phản ứng với các chất hóa học sẵn có trên bề mặt Europa. Có thể kể tới sulfur và oxy tới từ núi lửa trên mặt trăng Io, rồi methane, carbon, nitro và hydro có thể tới từ những thiên thạch rơi xuống bề mặt Europa. Tổ hợp này có thể là tiền đề cho sự sống thành hình.

Ta sẽ sớm khẳng định được sự tồn tại của những vũng nước gần bề mặt này. Năm 2024, NASA sẽ gửi tàu thăm dò Europa Clipper đi thăm dò vệ tinh băng giá, và với radar sở hữu khả năng xuyên thấu lớp băng dày, các nhà khoa học sẽ sớm xác định được vị trí những bể nước, nếu chúng thực sự tồn tại.

Khi có được kết quả, NASA mới có thể tính tới chuyện gửi tàu thăm dò mặt đất tới Europa.

Theo Time

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận