Bất ngờ có hacker tuyên bố tấn công mạng khiến Facebook "sập" hôm 5/3

Bất ngờ có hacker tuyên bố tấn công mạng khiến Facebook "sập" hôm 5/3

Sự kiện: Mạng xã hội Facebook

Trong tuyên bố của mình, nhóm hacker có tên Anonymous Sudan cho biết họ đã cùng 2 nhóm hacker khác là Skynet và Godzilla gây ra sự cố đối với máy chủ Meta vào tối 5/3, khiến người dùng tự động đăng xuất khỏi dịch vụ và hiển thị thông báo đã hết hạn phiên đăng nhập. Sau đó, người dùng cũng không thể đăng nhập lại.

Tuyên bố của nhóm hacker đứng đằng sau cuộc tấn công vào máy chủ Meta hôm qua?

Tuyên bố của nhóm hacker đứng đằng sau cuộc tấn công vào máy chủ Meta hôm qua?

Rất nhiều người dùng trên toàn thế giới báo cáo sự cố khi truy cập cả Instagram, Threads và Facebook. Phát ngôn viên Meta sau đó cho biết đang điều tra vấn đề nhưng không lâu sau khi sự cố xảy ra, đại diện của một trong 3 nhóm hacker nói trên đã tuyên bố đứng đằng sau cuộc tấn công. Mặc dù tuyên bố có thể chính xác nhưng các chuyên gia cho biết mọi thứ cũng có thể chỉ là lừa bịp. Hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về cuộc tấn công.

Một điểm cần lưu ý nữa là 3 nhóm này đã từng hợp tác thực hiện nhiều cuộc tấn công mạng khác nhau trước đó. Vào tháng 12/2023, nhóm tình báo mạng Cyberint đã phát hiện 3 nhóm này đã nhận trách nhiệm làm gián đoạn trang đăng nhập Discord. Họ cũng đã cùng nhau hợp tác trong nhiều vụ tấn công khác, bao gồm cả tấn công vào ChatGPT.

Nói về vấn đề sự cố với các trang mạng xã hội như Facebook, các chuyên gia an ninh mạng cảnh báo người dùng khi phát hiện Facebook có dấu hiệu bất thường nên thay đổi mật khẩu và sử dụng một mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.

Người dùng cũng cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng Facebook.

Người dùng cũng cần tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng Facebook.

Bước tiếp theo, báo cáo sự cố thông qua mạng xã hội hoặc các liên hệ khác như điện thoại, email. Thông báo cho bạn bè và người thân trong danh sách bạn bè của bạn về tình huống và cảnh báo họ không nên tin tưởng hoặc phản hồi vào những tin nhắn lừa đảo.

Ngoài ra, hãy luôn giữ cảnh giác và tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản như bật xác thực 2 yếu tố (2FA), không chia sẻ thông tin cá nhân và mật khẩu với bất kỳ ai, không bấm vào các liên kết không rõ nguồn gốc hoặc tin nhắn đáng ngờ, và cập nhật phần mềm bảo mật định kỳ để tránh các lỗ hổng bảo mật.

Gửi góp ý
Theo Kiến Tường - Theo Cyberint ([Tên nguồn])

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận