Bí mật tiến hóa giúp sứa tồn tại mà không cần tim lẫn não

Bí mật tiến hóa giúp sứa tồn tại mà không cần tim lẫn não

Sứa luôn là đề tài nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học. Dù không tim, không não, một số loài sứa lại có thể sống gần như bất tử.

Sứa là một loài sinh vật phù du. Vòng đời của chúng kéo dài từ vài giờ, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Loài sứa Turritopsis Nutricula đặc biệt hơn, nó có khả năng tự tự tái tạo và bất tử.

Cơ thể sứa có tới 95% là nước, không có xương.
Cơ thể sứa có tới 95% là nước, không có xương.

Sứa có họ hàng xa với san hô và hải quỳ. Cơ thể sứa có tới 95% là nước, không có xương. Sứa cũng không có não và tim mà chỉ có dây thần kinh nằm ở đáy mắt, giúp phản ứng với môi trường.

Sứa sống thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào phản xạ. Chúng định hướng, cảm nhận ánh sáng thông qua các tế bào thụ cảm.

Vì không có não, chuyển động của sứa bị hạn chế, phụ thuộc vào các dòng hải lưu. Sứa cũng không chủ động săn bắt thức ăn mà chỉ chờ các con mồi chạm trán chúng. Xúc tu bao phủ bởi các tế bào đặc biệt gọi là Cnidoblasts, dùng để săn bắt và tự vệ.

Sứa cũng không có tim, vậy sao nó vẫn sống được?

Về cơ bản, sứa hoạt động không cần tim. Lớp vỏ ngoài của sứa gọi là Ectoderm, oxy đơn giản khuếch tán vào cơ thể chúng, không cần hoạt động bơm máu để lấy oxy từ tim. Ngoài ra, hệ thống tiêu hóa của sứa rất thô sơ. Cả hai quá trình hô hấp và hấp thụ chất dinh dưỡng không cần đến bộ phận phức tạp như tim.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận