Các nhân chứng cho biết, con cá mập trắng lớn (Carcharodon carcharias) đã quay trở lại 30 giây sau đó để ăn phần còn lại của con cá voi.
Vụ việc xảy ra ở phía bắc Vịnh Hawke trên Bán đảo Māhia ngày 25/2 sau khi một con voi (Kogia breviceps) và con của nó mắc cạn trên bãi biển, Hawke's Bay Today đưa tin.
Chad Prentice, sĩ quan cảnh sát phụ trách của Bansd đảo Māhia, cho biết, một nhân chứng đã nhìn thấy con cá mập dài hơn 5 m giết chết con cá voi.
Sỹ quan Prentice cho biết: "Tôi được biết khi con cá mập tấn công con cá voi lần đầu tiên... nó trồi lên khỏi mặt nước và mất toàn bộ đầu. Không có nhiều con cá mập có thể làm được điều đó".
Theo các nhân chứng, con cá voi bị giết dài 3 m. Trong khi người cứu hộ chạy vào bờ, con cá mập đã cướp đi con mồi.
Prentice cho biết: “Nước có màu đỏ và khoảng 30 giây sau, con cá mập quay lại tấn công cá voi”.
Theo Hawke's Bay Today, con của con cá voi này, vẫn bị mắc kẹt sau cuộc tấn công sau đó đã chết. Nó sẽ được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về nguyên nhân có thể gây ra vụ mắc cạn.
New Zealand nổi tiếng với những vụ động vật có vú trên biển mắc cạn. Thông thường, chỉ một hoặc hai con cá voi bị mắc kẹt ở vùng nước nông, nhưng đôi khi cả đàn lớn cũng mắc cạn cùng một lúc. Theo Bộ Bảo tồn New Zealand, vụ mắc cạn hàng loạt lớn nhất trong lịch sử nước này xảy ra vào năm 1918 và liên quan đến khoảng 1.000 con cá voi.
Bộ Bảo tồn New Zealand đã cảnh báo về khả năng gia tăng hoạt động của cá mập quanh Bán đảo Māhia vào tháng 1 năm nay sau khi khoảng 45 con cá voi sát thủ và cá heo bị mắc cạn và chết.
Clinton Duffy, cố vấn kỹ thuật hàng hải, Bộ Bảo tồn New Zealand cho biết: "Một số loài cá mập ăn cá voi và cá heo khi chúng bị mắc cạn. Chúng bao gồm cá mập bảy mang, cá mập xanh, cá mập hổ và cá mập trắng lớn".
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: genk.vn
Tham gia bình luận