Nhóm các hành tinh khí khổng lồ trong Hệ Mặt trời là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương thực sự rất khác biệt so với các hành tinh đất đá như Sao, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Chúng có bầu khí quyển dày đặc không giống như bầu khí quyển của các hành tinh đá.
Một số người thắc mắc liệu việc đi xuyên qua các hành tinh khí như Sao Mộc có giống như khi bạn đi xuyên qua một đám mây hay không. Trừ khi đám mây bạn đang đi qua chứa đầy chết chóc và diệt, câu trả lời ở đây là không.
Những người tò mò sẽ tiếp tục và nghĩ ra một câu hỏi sau: Trong một tình huống hư cấu, liệu chúng ta có thể bắn một viên đạn xuyên qua hành tinh khí như Sao Mộc được không?
Trên thực tế, đây là một câu hỏi khá đơn giản. Mọi nhà khoa học sẽ sử dụng "Không" làm câu trả lời cho câu hỏi trên, bất kể tình huống nào. Biết tại sao "Không" là đáp án cũng rất thú vị.
Theo nghĩa này, để giải quyết những câu hỏi như vậy, các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu thành phần bên trong của Sao Mộc thông qua con tàu thăm dò, chẳng hạn như sứ mệnh Juno của NASA.
Trước tiên, điều quan trọng cần hiểu liệu cấu tạo của Sao Mộc hay các hành tinh khí hoàn toàn không được tạo thành hoàn toàn từ khí. Trên thực tế, Sao Mộc được cho là có phần lõi và phần lớp phủ chìm sâu bên dưới bầu khí quyển dày đặc.
Tuy nhiên, so với lõi của các hành tinh đất đá, phần lõi này tương đối khác biệt. Cụ thể, phần lõi đặc của Sao Mộc là một sự pha trộn giữa lớp phủ bên trên cùng một "đại dương" khổng lồ chứa đầy hydro kim loại lỏng, một trạng thái hydro đặc biệt chỉ xảy ra ở áp suất cực cao.
Ở đây, dưới áp suất siêu lớn gấp 100 nghìn lần so với áp suất trên Trái Đất, khí hydro sẽ được hóa lỏng và nó sẽ trông giống như ngân, ngoại trừ hydro có tỷ trọng bằng 60% nước. 'Đại dương' hydro kim loại lỏng này sâu tới hàng chục nghìn km và được cho là chiếm tới 80% bán kính lõi của Sao Mộc.
Các nhà khoa học ước tính bán kính của nó có thể ít nhất bằng một nửa bán kính của Sao Mộc, mặc dù vẫn cần phải nghiên cứu thêm để đo đạc chính xác kích thước của phần lõi.
Cần nói thêm rằng áp suất ở phần lõi này cực lớn, trong khi bản thân con người cũng không có công nghệ vào thời điểm hiện tại để chịu được mức áp lực cực lớn này. Sao Mộc có tốc độ quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời, và khi nó quay, đại dương kim loại lỏng này sẽ cuộn xoáy tạo thành trường từ mạnh nhất trong Hệ mặt trời. Điều này có nghĩa là rất khó để một vật thể, chẳng hạn như viên đạn, có đủ độ bền bỉ để có thể xuyên qua được khu vực trung tâm của Sao Mộc.
Nếu phần lõi khó vượt qua như vậy, Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta bắn một viên đạn xuyên qua bầu khí quyển Sao Mộc?
Cấu trúc bên trong của Sao Mộc, bao gồm cả phần lõi. Ảnh: Internet
Hiện tại, cả tàu thăm dò Juno và Galileo đều cung cấp dữ liệu về bầu khí quyển của Sao Mộc, cùng với dữ liệu thu được từ sứ mệnh Cassini trước đó.
Theo một số tính toán, để duy trì quỹ đạo quanh Sao Mộc ở rìa bầu khí quyển, một vật thể phải di chuyển với tốc độ 42,5 km (26,4 dặm) mỗi giây nếu không muốn bị hút vào Sao Mộc. Tốc độ nhanh nhất mà một viên đạn từng được bắn ra (bằng công nghệ của con người) chậm hơn tốc độ yêu cầu này tới 30 lần.
Bầu khí quyển của Sao Mộc, có độ dày khoảng 3000 km, thực sự là một "địa ngục" theo đúng nghĩa đen. Một vật nào đó đi vào phần đỉnh của bầu khí quyển sẽ bị nấu chín bởi nhiệt độ trung bình cực cao, lên tới 630 độ C.
Nhiệt độ của bầu khí quyển sau đó giảm xuống khi bạn lao vào sâu, nhưng tốc độ gió và áp suất bắt đầu tăng lên. Trong trường hợp của tàu thăm dò Galileo, nó đã sống sót trong 58 phút, đi xuyên qua khoảng 156 km vào bầu khí quyển và trải qua áp suất 23 atm và nhiệt độ 15C trước khi bị phá.
Do đó, câu trả lời cho câu hỏi này là rất khó để bắn một viên đạn xuyên qua được rìa khí quyển Sao Mộc. Nói cách khác, trừ khi chúng ta có một khẩu súng cực kỳ mạnh và bắn một viên đạn ở một góc rất nông, việc một viên đạn có thể xuyên qua khí quyển Sao Mộc là điều bất khả thi.
Trên thực tế, bản thân Sao Mộc đã bị tác động bởi những thứ chuyển động nhanh hơn nhiều so với viên đạn 'lý tưởng' của chúng ta.
Sao chổi Shoemaker-Levy 9 đâm vào Sao Mộc với tốc độ 61,4 km (38,1 dặm) một giây vào năm 1994. Nó để lại một số dấu vết trong bầu khí quyển trong một thời gian, nhưng các hạt giải phóng do tác động vẫn còn đó và các nhà nghiên cứu thậm chí đã sử dụng chúng để đo tốc độ gió ở tầng bình lưu của Sao Mộc.
Tham khảo IFL Science
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: genk.vn
Tham gia bình luận