Cóc mía lừng danh ác độc chết thảm bởi chuột sông

Cóc mía lừng danh ác độc chết thảm bởi chuột sông

Vô cùng tò mò trước kẻ đã giết chết cóc mía một cách tàn nhẫn, lạnh lùng và thành thạo, các nhà khoa học đặt máy quay hồng ngoại và phát hiện, chuột nước chính là sát thủ đứng sau cái chết của hàng loạt cóc mía ác bá.

Những năm gần đây, cóc mía đã trở thành một loài động vật gây hại đáng sợ nhất. Chúng tàn phá hệ sinh thái Australia kể từ khi du nhập vào đây từ những năm 1930. Nhờ độc tính cực mạnh chứa trong nước bọt, cóc mía gần như bất khả chiến bại, chúng giết chết nhiều loài rắn, thằn lằn, sóc... và thậm chí là cả cá sấu.
Ngay cả những con rắn cực độc cũng có khả năng chết thảm dưới sự hung hãn của cóc mía. Bên cạnh đó, cóc mía còn có khả năng sinh sản rất mạnh, lại gần như không có kẻ đối địch, có mía trở thành bá chủ một phương.
Những tưởng sẽ chẳng có loài động vật nào có thể chế ngự được cóc mía, mới đây, các nhà sinh vật học phát hiện, có một loài động vật giết chết được cóc mía mà vẫn an toàn. Đó chính là loài chuột nước.
Coc mia lung danh ac doc chet tham boi chuot song
Nhà sinh vật học Marissa Parrot cho biết, trong khi nghiên cứu, cô và nhóm của mình đã tìm thấy một số lượng lớn cóc mía bị giết, trong đó có cả những con cóc mía rất lớn.
Tất cả con cóc mía đều nằm ngửa với những vết rạch rất dứt khoát trước ngực. Vết rạch sâu và chính xác chẳng khác nào phẫu thuật.

Mời quý vị xem video: Hỗn chiến kinh hoàng trong thế giới động vật

Khám nghiệm tử thi của những con cóc mía, các nhà sinh vật học phát hiện, tất cả tim, gan của cóc mía đều được cắt bỏ một cách thành thạo. Túi mật chứa các chất dịch độc hại cũng bị lấy ra khỏi cơ thể. Trong khi gan và tim được ăn thịt, những phần độc hại trên cơ thể cóc mía bị bỏ lại.
Marissa Parrot tiết lộ, cô vô cùng tò mò trước kẻ đã giết chết cóc mía một cách tàn nhẫn, lạnh lùng và thành thạo, vì vậy đã đặt máy quay hồng ngoại và phát hiện ra rằng, chuột nước tưởng vô hại lại chính là sát thủ đứng sau cái chết của hàng loạt cóc mía ác bá, độc hại.
Coc mia lung danh ac doc chet tham boi chuot song-Hinh-2
Được biết, trong hai năm khi bị cóc mía xâm lấn địa bàn, chuột nước đã tìm ra cách vô hiệu hóa, tấn công, giết chết và ăn thịt những con cóc mía.
Mặc dù không ghi được những hình ảnh cận cảnh của vụ giết chóc, nhà sinh vật học Marissa Parrot tin rằng, những con chuột nước rất có thể đã cắt mở ngực của cóc mía bằng răng.
Phần ngực của cóc mía ít độc hại hơn so với phần lưng. Sau đó, những con chuột sẽ dùng móng vuốt của mình để moi lấy nội tạng cóc mía.
Đặc biệt, chuột nước chỉ ăn tim và gan và hai cơ đùi sau của cóc mía, sau khi đã lột đi lớp da độc hại của loài lưỡng cư này. Thú vị thay, chuột nước không bao giờ ăn hai đùi trước của cóc mía.
Kiều Dụ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận