Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới

Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới

Con đường Drake (Drake Passage) được biết tới là một trong những con đường vượt biển nguy hiểm nhất trên hành tinh. Vùng nước khét tiếng nằm giữa Cape Horn của Nam Mỹ và quần đảo Nam Shetland của Nam Cực. Nơi đây có dòng chảy mạnh mẽ, nước đóng băng, gió lớn và những con sóng khổng lồ đã khiến con đường này nổi tiếng là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới.

Con đường Drake là gì?

Rộng khoảng 800 km (500 dặm) và dài 1.000 km (600 dặm), Drake Passage là khoảng cách ngắn nhất từ lục địa Nam Cực đến bất kỳ vùng đất nào khác. Vùng nước vô cùng khắc nghiệt ở đây là một trong những lý do khiến con người không thể đặt chân đến Nam Cực cho đến tận thế kỷ 19.

Con đường này được đặt theo tên của nhà thám hiểm người Anh thế kỷ 16 Sir Francis Drake, người nổi tiếng vì đã đi vòng quanh thế giới từ năm 1577 đến năm 1580. Để hoàn thành kỳ tích này, ông và hạm đội của mình đã đi qua eo biển Magellan, một con đường xuyên qua những hòn đảo gồ ghề và tảng băng trôi trên mũi Nam Mỹ. Mặc dù Drake chưa bao giờ tự mình chèo thuyền qua eo biển này, nhưng chuyến thám hiểm của ông đã để lại những kinh nghiệm và kiến thức cho người Anh biết được rằng có vùng nước rộng mở ở phía nam Nam Mỹ, khiến việc đi vòng quanh thế giới có thể thực hiện được bằng thuyền.

Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới- Ảnh 1.

Eo biển Drake (tiếng Anh: Drake Passage, tiếng Tây Ban Nha: Pasaje de Drake hay Mar de Hoces) là eo biển phân cách 2 lục địa Nam Mỹ và châu Nam Cực, là khoảng nằm từ cực nam của Nam Mỹ tại Cape Horn, Chile tới điểm cực bắc của Nam Cực tại quần đảo South Shetland. Eo biển này cũng nối liền phần đông nam của Thái Bình Dương với phần tây nam của Đại Tây Dương và kề với Nam Băng Dương.

Tuy nhiên, trong tiếng Tây Ban Nha, Drake Passage được gọi là Mar de Hoces, được đặt theo tên của nhà hàng hải người Tây Ban Nha Francisco de Hoces, người đã vượt qua vùng nước này vào năm 1525 khi đi thuyền qua eo biển Magellan.

Mãi đến năm 1616, Willem Schouten từ Công ty Đông Ấn Hà Lan mới dẫn đầu thủy thủ đoàn đầu tiên đi thuyền vòng quanh Cape Horn và đi qua eo biển Drake.

Tại sao Drake Passage lại nguy hiểm đến vậy?

Trên thực tế, có một số dòng hải lưu mạnh nhất thế giới chảy qua con đường Drake và chúng không gặp phải lực cản từ bất kỳ vùng đất nào từ đó cho phép các dòng nước tạo ra một lực rất lớn.

Tương tự như vậy, gió mạnh được phép thổi tự do trong hàng nghìn km mà không chạm đất ở vĩ độ này, gây ra bão dữ dội và sóng khổng lồ. Một số báo cáo về việc đi qua Drake Passage cho biết những con sóng ở đây thường cao tới 25 mét (82 feet), tương đương với chiều cao của một tòa nhà tám tầng.

Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới- Ảnh 2.

Tại khoảng cách hẹp nhất của eo biển là 800 km (500 dặm) giữa Cape Horn và Đảo Livingston ở phía bắc châu Nam Cực được xem là lối đi ngắn nhất từ châu Nam Cực đến bất kỳ vùng đất nào khác trên thế giới. Drake Passage xuất hiện khoảng 41 triệu năm trước. Trước khi con đường này mở ra, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương hoàn toàn tách biệt, với Nam Cực ấm hơn nhiều và không có chỏm băng. Sự kết hợp của hai đại dương đã bắt đầu xuất hiện hải lưu vòng Nam Cực và làm lạnh đáng kể lục địa.

Cảm giác đi thuyền qua Drake Passage như thế nào?

Vào ngày Giáng sinh năm 2019, một nhóm sáu nhà thám hiểm dũng cảm đã trở thành những người đầu tiên chèo thuyền vượt qua con đường này trong trận chiến kéo dài 13 ngày chống lại các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên.

"Nó khá đau khổ. Cuối cùng, tất cả chúng tôi đều sụt cân đáng kể và mê sảng vì thiếu ngủ", Colin O'Brady, một trong sáu người đàn ông trên thuyền, nói với hãng tin AP sau khi kết thúc hành trình.

Con đường Drake: Một trong những cuộc vượt biển nguy hiểm nhất thế giới- Ảnh 3.

Giữa mũi phía nam của Nam Mỹ và rìa Nam Cực là nơi được gọi là Drake Passage, một trong những vùng nước hỗn loạn nhất trên hành tinh. Con đường Drake hiện tại có thể vượt qua bằng thuyền có động cơ, nhưng chưa có ai từng cố gắng vượt qua đoạn đường này bằng một con tàu không có động cơ, không có buồm, cho đến tháng 12 năm 2019. Đó là khi sáu chàng trai trẻ, ba người đến từ Mỹ và ba người nữa đến từ các quốc gia khác, thành lập một thủy thủ đoàn chỉ sử dụng mái chèo trên một chiếc thuyền chèo dài 29 feet để thực hiện cuộc hành trình.

Ngày nay, vô số người đã thực hiện chuyến hành trình mạo hiểm xuyên qua Drake Passage, chủ yếu là khi du lịch đến Nam Cực. Những con tàu lớn, hiện đại giúp cuộc hành trình trở nên suôn sẻ hơn đáng kể so với những thế kỷ trước - tuy nhiên, một lời khuyên nếu bạn dự định thực hiện chuyến đi: hãy mang theo những viên thuốc chống say và cả quần lót dự phòng.

"Vượt qua Drake Passage là cái giá phải trả cho việc đi tới Nam Cực. Nếu muốn tận hưởng sự yên lặng và thanh bình của Nam Cực thì trước đó bạn phải trải qua sự hỗn loạn và kịch tính của Drake Passage", Lyndon File, giám đốc trải nghiệm khách hàng tại G Adventures, một công ty du lịch cung cấp các chuyến tham quan đến Nam Cực, cho biết trong một bài đăng trên blog về việc vượt biển.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận