Động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm!

Động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm!

Kẻ săn mồi đáng sợ nhất trên đất liền

Một nhóm nghiên cứu do Giáo sư Liana Zanette của Đại học Western ở Canada đứng đầu mới đây đã công bố một báo cáo trên tạp chí Current Biology. Họ muốn khám phá "ai là kẻ săn mồi đáng sợ nhất trên cạn" nên đã đến Công viên quốc gia Great Kruger ở Nam Phi để tiến hành một thí nghiệm quy mô lớn.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét cách 19 loài động vật có vú khác nhau phản ứng với giọng nói của con người, tiếng kêu của sư tử, tiếng chó sủa và tiếng súng như thế nào.

Các đoạn lời nói của con người đến từ các bản ghi âm trên đài phát thanh hoặc truyền hình của bốn ngôn ngữ được nói nhiều nhất trong khu vực (Tsunga, Bắc Sotho, tiếng Anh và tiếng Nam Phi); âm thanh của chó và tiếng súng được phát để bắt chước âm thanh đến từ những cuộc săn mồi của con người và tiếng gầm của sư tử. Âm lượng của những âm thanh này được đặt theo điều kiện bình thường.

Tại sao động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm? - Ảnh 1.

Theo Liana Zanette, đồng tác giả của nghiên cứu và nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học Western của Canada, "hệ thống cấp bậc của nỗi sợ hãi" này rất quan trọng vì nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong hành vi của kẻ săn mồi và có thể gây ra những ảnh hưởng lan tỏa khắp hệ sinh thái. Ảnh: ZME

Ban đầu, họ đặt thiết bị camera và loa trên cây, nhưng một đêm nọ khi đang phát âm thanh tiếng sư tử gầm, một con voi đã giận dữ lao vào và phá hủy thiết bị. Thế là họ cải tiến phương án, tách camera và loa ra, camera vẫn đặt trên cây, còn loa sẽ được tùy chỉnh, tích hơp thêm hệ thống chống thấm nước và đặt trong vũng nước để ghi lại phản ứng của các loài động vật đến đây khi chúng khát nước.

Sau vài tháng thử nghiệm, cuối cùng nhóm đã thu được 15.000 đoạn video!

Tại sao động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm? - Ảnh 2.

Để kiểm tra phản ứng sợ hãi của động vật móng guốc đối với các động vật ăn thịt khác nhau, trước tiên, các nhà khoa học đã thu thập các bản ghi âm tiếng gầm của sư tử, báo gêpa và chó hoang Châu Phi, cũng như tiếng kêu của chim để sử dụng như một phương pháp kiểm soát sự sợ hãi. Họ sử dụng những âm thanh tầm ngắn như gầm gừ để có thể mô phỏng một kẻ săn mồi đang ở gần. Sau đó, họ phát những âm thanh này cho động vật hoang dã bằng cách sử dụng một chiếc loa kết nối với bẫy ảnh. Khi camera phát hiện một con vật di chuyển gần đó, nó sẽ bắt đầu quay video và sau đó kích hoạt loa để phát âm thanh của kẻ săn mồi. Ảnh: The New York Times

Kết quả thực nghiệm

Không quá bất ngờ, khi các nhà nghiên cứu bắt đầu sàng lọc các video, họ phát hiện ra rằng các loài động vật rời bỏ hố nước khi nghe thấy giọng nói của con người thay vì tiếng sư tử gầm.

95% các loài được quan sát, bao gồm hươu cao cổ, báo, linh cẩu, ngựa vằn, lợn rừng, linh dương, voi và tê giác, chạy trốn khỏi các hố nước thường xuyên hơn hoặc sớm hơn để phản ứng với âm thanh của con người so với âm thanh của sư tử. 

Tại sao động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm? - Ảnh 3.

Từ nhiều quan sát, nhóm phát hiện ra động vật có khả năng chạy trốn khỏi hố nước nhanh gấp đôi khi nghe thấy tiếng người. Cụ thể, khi nghe tiếng người, sư tử chạy trốn nhanh hơn 40% so với bình thường. Trong khi tất cả các loài khác có xu hướng chạy trốn tiếng người nhanh hơn sư tử. Riêng voi thì nổi giận tìm đến hộp phát ra âm thanh, đập nát, sau đó bỏ đi nhanh hơn cả sư tử. Kế đó, tiếng gầm của sư tử làm các động vật hoảng sợ hơn là âm thɑnh của súng và tiếng chó sủa. Ảnh: The Guardian

Giáo sư Liana Zanette nhấn mạnh, nỗi sợ hãi con người ở động vật hoang dã châu Phi đã ăn sâu và lan rộng, nguyên nhân không cần phân tích gì cả nhưng ông tin rằng nỗi sợ hãi này có thể được sử dụng cho mục đích bảo tồn! Nhóm hiện đang điều tra xem liệu hệ thống âm thanh tùy chỉnh của họ có thể bảo vệ động vật bằng cách giữ chúng tránh xa một số điểm nóng săn trộm nổi tiếng ở Nam Phi hay không.

Tại sao động vật trên thảo nguyên châu Phi sợ âm thanh của con người hơn tiếng sư tử gầm? - Ảnh 4.

Elizabeth le Roux, một nhà sinh thái học động vật có vú lớn tại Đại học Aarhus, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết những kẻ săn mồi với các hành vi săn mồi khác nhau cũng có thể kích hoạt các kiểu phản ứng khác nhau ở con mồi của chúng. Cô nói, cách tốt nhất để tránh bị sư tử ăn thịt là bỏ chạy, trong khi với loài săn mồi theo bầy như chó hoang Châu Phi thì dừng lại và kiểm tra môi trường xung quanh có thể là động thái khôn ngoan hơn. Ngoài ra, Kaitlyn Gaynor, một nhà sinh thái học động vật hoang dã tại Đại học British Columbia, người không tham gia vào nghiên cứu này, nói rằng hiểu được sự phức tạp này trong hành vi của động vật săn mồi có thể rất quan trọng đối với việc bảo tồn chúng. Cô giải thích rằng con người đã thay đổi nhiều hệ sinh thái bằng cách loại bỏ một số loài động vật ăn thịt, đồng thời thêm những loài khác và tự chúng hoạt động như những kẻ săn mồi mới. Ảnh: ZME

Phần thử nghiệm này vẫn đang được tiến hành, nhưng nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng họ thực sự có thể giữ tê giác tránh xa các khu vực nhất định bằng cách sử dụng bản ghi âm của con người.

Mặc dù thí nghiệm này cuối cùng có thể được sử dụng với mục đích bảo vệ động vật nhưng nó luôn mang lại cảm giác hơi mỉa mai.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận