Góc nhìn lạ về thiên hà hình thành sao bụi bặm NGC 972

Góc nhìn lạ về thiên hà hình thành sao bụi bặm NGC 972

Kính thiên văn vũ trụ Hubble của NASA / ESA chụp được một bức ảnh mới nổi bật về thiên hà xoắn ốc NGC 972, cho thấy các vùng sao sáng đầy màu sắc trong thiên hà.

Thiên hà NGC 972 cư trú trong chòm sao Bạch Dương, cách Trái đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng.

Còn được gọi là LEDA706, UGC 2045 và IRAS 02312 + 2905, thiên hà này có chiều dài khoảng 70.000 năm ánh sáng.

Goc nhin la ve thien ha hinh thanh sao bui bam NGC 972
Nguồn ảnh NASA. 

Thiên hà NGC 972 được phát hiện vào ngày 11/ 9/1784 bởi nhà thiên văn học người Đức gốc Anh William Herschel.

Các vùng sao sáng đầy màu sắc trong thiên hà có thể được nhìn thấy trong hình ảnh Hubble mới nhất, chụp giữa vùng vũ trụ tối tăm.

Được biết, ánh sáng màu hồng cam của thiên hà được tạo ra khi hydro phản ứng với ánh sáng cực tím cực mạnh của NGC 972.

Bên cạnh đó, sự hiện diện của các khu vực hình thành sao khổng lồ trong NGC 972 và sự bất đối xứng của các nhánh xoắn ốc có thể là kết quả của sự hợp nhất của hai thiên hà đồng hành giàu khí trong quá khứ.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Phys)

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận