Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 1.

Vào năm 2016, một nhiếp ảnh gia ở Siberia, Nga đã chụp được cảnh tượng tuyệt vời đáng kinh ngạc của những con sóng nước ngọt tràn vào từ Hồ Baikal, chúng bị đóng băng trong cái lạnh cực độ và ngay lập tức biến thành những tảng băng khi chúng tiến vào bờ biển ngày càng gia tăng.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 2.

Sóng băng trên hồ Baikal - Hồ Baikal ở Siberia là hồ nước ngọt lâu đời nhất và sâu nhất trên thế giới. Nó bị đóng băng tới năm tháng một năm và băng dày đến mức xe hơi thường xuyên chạy qua nó. Nhiệt độ lạnh có nghĩa là "sóng băng" hình thành trên đường bờ biển

Những con sóng băng di chuyển vào bờ hồ lớn khi băng mùa đông bắt đầu tan chảy và có gió mạnh thổi liên tục.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 4.

Điều kiện cần thiết để tạo ra sóng băng là phải có các vết nứt lớn trên mặt băng của hồ, tạo ra nhiều tảng băng trôi nổi tự do trên mặt hồ bắt đầu tan chảy. Sau đó, cần phải có gió mạnh thổi ít nhất 12 giờ liên tục. Lực đẩy của gió làm tăng tốc các tảng băng khổng lồ về phía bờ. Tuy băng di chuyển chậm, nhưng dường như không thứ gì có thể ngăn cản được nó. Băng vỡ ra, xếp chồng lên nhau khi tiếp cận với mặt đất. Theo một nghiên cứu, các tảng băng bị đẩy đi quãng đường khoảng 400 m trong vài giờ, mặc dù chúng chỉ lấn vào đất liền một vài mét.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 5.

Hiện tượng sóng băng thường xảy ra tại các hồ nước lớn ở Canada, phía bắc nước Mỹ và hồ Baikal, Nga. Nó làm tắc nghẽn đường đi trên bờ hồ, gây tổn hại đến cây cối và các tòa nhà. Những người chứng kiến cảnh tượng này nói rằng, họ nghe thấy âm thanh loảng xoảng do băng tạo ra giống như tàu hỏa đang chạy qua.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 6.

Hồ Baikal ở miền nam Siberia, vẫn bị bao phủ bởi băng trong gần 5 tháng một năm. Mỗi mùa đông khi nhiệt độ giảm xuống dưới 0 độ, bề mặt của hồ nước ngọt lớn nhất thế giới đóng băng. Nhưng băng không bắt đầu hình thành cho đến giữa mùa đông, rất lâu sau khi bắt đầu các đợt băng giá nghiêm trọng ở Siberia.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 7.

Khi các sông và hồ khác bị đóng băng từ lâu trong năm, Baikal vẫn chống lại sự hình thành băng. Sóng lạnh của nó đập vào bờ và trang trí các tảng đá ở bờ biển với các hoa văn băng giá. Nhưng khi nó bắt đầu đóng băng, điển hình là vào đầu tháng Giêng, nó vẫn bị đóng băng trong năm tháng tiếp theo. Lớp băng dày trung bình khoảng một mét cho phép ô tô và xe tải có thể dễ dàng chạy qua. Những đoạn dày nhất có thể dày đến hai mét.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 8.

Băng nóng lên vào ban ngày và lạnh đi vào ban đêm. Sự thay đổi lớn về nhiệt độ làm cho băng bị nứt. Các vết nứt này thường không rộng quá 0,5 đến 1 mét, nhưng đôi khi chúng có thể rộng đến 4 mét và kéo dài hàng trăm mét.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 9.

Một điểm đặc biệt khác của băng ở hồ Baikal là "hummocks" - hay còn gọi là sóng băng - đống băng vụn được đẩy ra trên bề mặt. Hummocks được hình thành trong quá trình đóng băng khi băng không đủ mạnh bị gió đập vỡ và văng ra ngoài bờ. Chúng thường hình thành dọc theo các vết nứt rãnh hoặc ven bờ và có thể cao từ 10-12 mét.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 10.

Hồ Baikal thực sự thú vị. Đây là hồ nước ngọt sâu nhất và lớn nhất thế giới tính theo thể tích, chứa khoảng 20% lượng nước ngọt bề mặt chưa đóng băng trên thế giới. Nó được coi là một trong những hồ nước trong nhất thế giới và là hồ lâu đời nhất thế giới với 25 triệu năm tuổi. Nó cũng là hồ lớn thứ bảy trên thế giới tính theo diện tích bề mặt. Hồ hình lưỡi liềm nằm trong một thung lũng nứt nẻ cổ xưa và là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động thực vật, trong đó có nhiều loài không nơi nào trên thế giới tồn tại được.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 11.

Tương tự như hồ Tanganyika, hồ Baikal được hình thành từ một thung lũng tách giãn cổ có hình lưỡi liềm dài với diện tích bề mặt 31.722 km vuông, nhỏ hơn so với hồ Superior hay hồ Victoria. Baikal là nhà của hàng ngàn loài động thực vật, nhiều trong số đó không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới. Chính vì vậy, hồ Baikal đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1996. Khu vực phía đông bờ hồ là nơi sinh sống của các bộ lạc người Buryat, họ chăn nuôi dê, lạc đà, bò và cừu, trong một môi trường khắc nghiệt khi nhiệt độ trung bình tối thiểu vào mùa đông là −19 độ C và tối đa trong mùa hè chỉ là 14 độ C.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 12.

Khu vực Baikal, đôi khi được gọi là Baikalia, đã có một lịch sử lâu dài về sự định cư của con người. Một bộ lạc được biết đến sớm nhất trong khu vực là người Kurykan. Nằm trong lãnh thổ cũ phía bắc của người Hung Nô, đây là một trong những nơi diễn ra Chiến tranh Hán-Hung Nô, nơi quân đội của nhà Hán truy đuổi và đánh bại lực lượng Hung Nô từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Họ đã ghi lại rằng, hồ nước là một "biển lớn" và gọi nó là "Bắc Hải" , một trong Tứ Hải của Trung Quốc cổ đại.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 13.

Bộ lạc người Kurykan nguồn gốc từ Siberi định cư tại đây vào thế kỷ thứ 6 đặt cho nó một cái tên dịch ra có nghĩa là "nhiều nước". Sau này nó được những người Buryat gọi là "Hồ tự nhiên" (Baygal nuur) và "Hồ giàu có" (Bay göl) bởi những người Yakut. Rất ít những người Châu Âu biết về hồ nước này cho đến thế kỷ thứ 17, khi lãnh thổ của Nga mở rộng đến đây. Nhà thám hiểm người Nga đầu tiên đến đây là Kurbat Ivanov vào năm 1643.

Hiện tượng kỳ lạ: Sóng đóng băng, vỡ tan như kính trên hồ nước ngọt lớn nhất thế giới - Ảnh 14.

Hồ Baikal có sự đa dạng sinh học cao là nơi có hơn 1.000 loài thực vật và 2.500 loài động vật, nhưng trên thực tế con số này còn cao hơn đáng kể. Hơn 80% loài động vật tại đây là loài đặc hữu. Khu vực quanh hồ là nơi có nhiều loài hoa. Trong đó loài Kế đầm châu Âu được tìm thấy ở giới hạn phía đông của hồ. Hầu hết, thực vật thủy sinh có mạch hầu hết không có, ngoại trừ ở một số vịnh cạn dọc theo bờ hồ Baikal. Hơn 85 loài thủy sinh chìm được ghi nhận là có mặt tại đây gồm các Chi Rong đuôi chó, Cỏ đuôi chó, Rong mái chèo, Cỏ Hòa thảo.


Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận