IQ con người ngày càng tăng lên hay tụt giảm do phụ thuộc máy móc?

IQ con người ngày càng tăng lên hay tụt giảm do phụ thuộc máy móc?

Kể từ khi bài kiểm tra trí thông minh được sử dụng để đo chỉ số thông minh (Intelligence Quotient - IQ) được thực hành cho đến nay, điểm IQ con người ngày càng cao.

IQ con nguoi ngay cang tang len hay tut giam do phu thuoc may moc?
Nhiều người lo ngại, nhân loại đang thoái hóa IQ. 
Ngay cả IQ con người trung bình bây giờ cũng là thiên tài so với những người sinh năm 1919. Khoa học gọi sự tăng dần đều này là Hiệu ứng Flynn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục thông minh hơn nữa hay đã leo lên đến đỉnh tháp IQ và từ giờ trở đi sẽ dần dần tụt xuống?
Gần đây, có không ít ý kiến cho rằng nhân loại đã đạt tới ngưỡng IQ giới hạn. Do được hỗ trợ quá nhiều bởi máy móc và công nghệ, trí thông minh của chúng ta đang dần thui chột đi.
Nguồn gốc của sự phát triển não bộ
Khoảng 3 triệu năm về trước, trên Trái đất xuất hiện vượn đứng thẳng. Kết quả rà quét các hộp sọ hóa thạch của loài vượn đứng thẳng đầu tiên Australopithecus (hay còn gọi Vượn người phương Nam) cho thấy, kích thước não bộ của chúng rơi vào khoảng 400 cm3, tức là chỉ bằng có 1/3 kích thước não bộ của Homo sapiens (hay còn gọi Người hiện đại), 1.300 cm3.
Theo nghiên cứu khảo cổ thì Người hiện đại có mặt trên hành tinh từ khoảng 200.000 năm trước. Họ sống ở châu Phi và khi đất chật người đông, một số lượng lớn đã rời Lục Địa Đen, theo các con đường di cư khác nhau phân tán vào châu Âu và châu Á.
Với bộ não 1.300 cm3, tổ tiên của tất cả các chi nhánh người ngày nay này đủ khôn ngoan để thích nghi với bất kỳ điều kiện sống nào ở bất cứ nơi đâu trên hành tinh.
IQ con nguoi ngay cang tang len hay tut giam do phu thuoc may moc?-Hinh-2
Kích thước não bộ của tổ tiên loài người tăng dần đều.

IQ con nguoi ngay cang tang len hay tut giam do phu thuoc may moc?-Hinh-3
Não Vượn người (trái) chỉ lớn bằng 1/3 não Người hiện đại (phải). 
Lùi lại vào khoảng 400.000 năm trước, chúng ta sẽ bắt gặp loài người đã tuyệt chủng cũng cùng chi Homo là Homo heidelbergensis. Họ có bộ não đạt khoảng 1.200 cm3, tức là chỉ nhỏ hơn Homo sapiens có 100 cm3.
Trong khi người hiện đại sống sót và phát triển mạnh mẽ thì Homo heidelbergensis chẳng để lại nổi hậu duệ nào. Nguyên nhân có phải vì sự thua kém 100 cm3 não ấy?
Ngay từ thuở vượn người, tổ tiên của chúng ta đã biết tụ tập thành những nhóm lớn để tự vệ, giảm thiểu rủi ro sinh tồn và giúp đỡ nhau chăm sóc trẻ con. Sự hợp tác này chính là khởi nguồn của sự gia tăng kích thước bộ não. Sống chung là một chiến lược an toàn đầy thách thức.
Một cá nhân buộc phải biết quan sát và phán đoán chính xác tính cách, thói quen của những đối tượng xung quanh, nhận ra đâu là kẻ đáng tin và đâu là kẻ không thể hợp tác được.
Ngoài ra còn khả năng phối hợp làm việc nhóm, ví dụ như khi săn bắt, rồi thì phát minh, học hỏi, đổi mới vũ khí, công cụ... Gia tăng kích thước não là cách duy nhất tiếp thu tất cả và mở rộng tư duy.
Để phát triển nhận thức, vượn người không tiếc công đầu tư năng lượng cho trí não. Đến Người hiện đại thì bộ não to ra gấp 3,25 lần và “ngốn” hẳn 20% năng lượng toàn cơ thể.
Điểm IQ cao do điều kiện sống là chính
Khái niệm IQ (chỉ số thông minh) xuất hiện từ cuối Thế kỷ XIX song phải đến năm 1919, bài kiểm tra IQ mới được thực hành.
Cả thế giới tin rằng, điểm IQ chính là thước đo năng lực và tiềm năng thành công trong tương lai. Bất chấp các ý kiến trái chiều, test IQ được thi rộng khắp.
Ngay cả bây giờ, nhiều người vẫn điên cuồng dùng đủ mọi cách chỉ để tăng lấy vài điểm, ví dụ như sốc điện, thôi miên, tiêm nội tiết tố sinh dục nữ, uống thuốc gây ảo giác... trước khi làm bài kiểm tra.
Ngày nay, thế giới có muôn hình vạn trạng kiểu test IQ nhưng nếu nhìn vào kết quả, bạn sẽ thấy không có chênh lệch bao nhiêu giữa các thế hệ.
Theo nhà nghiên cứu James Flynn (New Zealand) thì điểm IQ trung bình gia tăng dần đều trong mức 3 điểm/thập kỷ. So với năm 1919, con người bây giờ đã thông minh hơn 100 năm trước 30 điểm. Chỉ có điều, sự tiến bộ này không liên quan gì đến yếu tố di truyền hay biến đổi gen mà chủ yếu do điều kiện sống tác động.
Nhờ y học phát triển, giảm thiểu tỷ lệ nhiễm trùng ở trẻ em và chế độ ăn uống bổ dưỡng, giàu DHA, bộ não và cơ thể mới ngày càng khỏe mạnh. Xét trên mặt thể hình, chúng ta bây giờ còn cao hơn người Thế kỷ XIX khoảng 11cm. Đến cả tuổi thọ cũng dài ra, biến cái “thất thập cổ lai hy” (người 70 tuổi xưa nay hiếm) trở nên bình thường.
Ngoài ra, giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng. Học sinh thời nay được đào tạo tư duy trừu tượng và lý luận từ nhỏ. Các em cũng sớm tiếp xúc với công nghệ hiện đại, biết hầu hết các thao tác cơ bản. Lớn lên trong điều kiện được trau dồi tri thức và các kỹ năng số hóa cần thiết như thế, làm tốt bài kiểm tra IQ là lẽ đương nhiên.
IQ con nguoi ngay cang tang len hay tut giam do phu thuoc may moc?-Hinh-4
Học sinh ngày nay có điểm IQ cao hơn đầu Thế kỷ XX 30 điểm... 
Đình trệ và nghịch đảo?
Có một điều đáng lo ngại trong thế giới hoàng kim trí tuệ ngày nay sự gia tăng của IQ hình như đã dừng lại. Tệ hơn, nó thậm chí còn tụt dốc. Nếu nhìn vào thang điểm IQ tại Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch, bạn sẽ thấy sự bùng nổ IQ chỉ xảy ra chớp nhoáng trong vài năm giữa của thập niên 1990, sau đó thì giảm khoảng 0,2 điểm/năm.
Một số người đổ lỗi cho giáo dục mỗi lúc một rập khuôn, nghèo sáng tạo. Một số lại bảo tại công nghệ, máy móc hỗ trợ nhiều quá, làm con người lười biếng tư duy và trau dồi kỹ năng tính toán đi.
Trước sự đình trệ và thụt lùi điểm IQ trung bình, có 2 đánh giá trái chiều. Một cái lo ngại rằng nó chính là giới hạn cho trí thông minh của con người, e sợ từ giờ chúng ta sẽ dần... ngu dốt do mỗi lúc một phụ thuộc vào công nghệ. Cái còn lại thì vô lo.
Nó giải thích rằng mặc dù văn minh công nghệ ngày càng hiện đại, nhưng hành vi của con người trong tư cách là một cá nhân trong xã hội vẫn chẳng khác gì so với 100 năm trước. Xét cho cùng thì IQ cao hay thấp cũng đâu mang lại hay lấy đi thứ gì, càng không giải quyết chênh lệch giàu nghèo, nạn đói, biến đổi khí hậu, ô nhiễm, bạo lực, tử vong...
Thực tế chỉ ra, nhân loại đã có nhiều đột phá y khoa, ngày càng chữa được nhiều bệnh tật và giảm tỷ lệ tử vong. Tình trạng đói nghèo tuy nan giải, nhưng so với trước đây thì rõ ràng đã giảm trên cấp độ toàn cầu. Lực lượng lao động thông minh cũng góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống... Thế nên nói thông minh cũng chẳng để làm gì thì là vừa sai lại vừa tiêu cực quá.
IQ con nguoi ngay cang tang len hay tut giam do phu thuoc may moc?-Hinh-5
Con người cần nhiều thứ hơn là chỉ mỗi IQ cao để có cuộc sống thành công như ý. 
Cần hay không cần?
Tuy nhiên cũng không thể không lo IQ của chúng ta đã chạm đến ngưỡng cao nhất. Không ít nhà nghiên cứu hô hào hãy sáng tạo và sáng tạo hơn nữa để bứt phá giới hạn hiểu biết, nhưng nói thì dễ chứ làm rất khó.
Thông minh và sáng tạo là hai phạm trù tưởng liên quan mà không liên quan, tưởng không liên quan mà lại liên quan. Chúng có thể tỷ lệ thuận, cũng có thể chẳng dây mơ rễ má gì với nhau hết, đặc biệt là trong trường hợp ngành nghề nghệ thuật.
Chưa kể, bạn cũng có thể có IQ cao ngất nhưng vẫn ngờ nghệch trong cuộc sống, thậm chí đưa ra những quyết định thiếu thông minh ngoài tưởng tượng.
Kỳ thực thì IQ cao chỉ tương ứng với khả năng số học cao mà thôi. Nó cực kỳ hữu ích trong việc tính toán xác suất, cân nhắc rủi ro dựa trên các dữ liệu thông kê. Vấn đề là cuộc sống không đơn giản chỉ là các con số.
Thêm vào đó, người có IQ cao thường rất thiên kiến, hiếm khi để tâm xem xét các quan điểm khác. Một khi đặt cái thiên kiến ấy vào các vấn đề như tôn giáo, chính trị, nó thật sự là... thảm họa.
Vả lại, IQ cao cũng chẳng đảm bảo bạn khôn khéo hơn người. Không ít sinh viên bây giờ đắn đo lo nghĩ liệu những gì họ miệt mài học trong nhà trường có thực sự là hành trang cần thiết, giúp ích cho nay mai? Tất cả những ai đã tốt nghiệp đi làm đều biết, có quá nhiều kỹ năng họ cần phải có nhưng lại chẳng được dạy.
Có một điều chắc chắn ở đây là từ xưa cho đến nay, bộ não của nhân loại đã liên tục phát triển để thích nghi với đời sống xã hội ngày càng phức tạp.
Tuy chưa rõ từ giờ trở đi, IQ của chúng ta sẽ tăng hay giảm, nhưng cuộc sống hiện tại thì đủ phức tạp để buộc tất cả phải tìm cách thích nghi tương ứng. Rất có thể là một thứ gì đó như WQ (Chỉ số Khôn ngoan - Wisdom Quotient) sẽ chào đời và song hành cùng IQ cũng nên.
Theo Vũ Ninh/GD&TĐ

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận