Các ngôi sao khổng lồ và rực rỡ nhất trong vũ trụ là các ngôi sao Wolf-Rayet. Các nhà thiên văn học hiếm khi tìm thấy chúng vì một số ngôi sao nhanh chóng phát triển thành sao Wolf-Rayet trước khi chúng phát nổ trong vụ nổ siêu tân tinh.
Những ngôi sao sáng và lớn này đốt cháy nhiên liệu của chúng trong vài trăm nghìn năm, một khoảng thời gian tương đối ngắn về mặt thiên văn học. Chúng tạo ra các vòng tròn khí và bụi từ các lớp ngoài cùng.

Những chi tiết chưa từng thấy dưới ánh sáng hồng ngoại, vốn không thể thấy bằng mắt thường, đã được thể hiện trong hình ảnh mới được NASA công bố gần đây tại một hội thảo ở Austin, Texas. Ở trung tâm của hình ảnh, WR 124 được bao quanh bởi một vầng hào quang khí và bụi phát quang.
Kính thiên văn Webb quan sát ngôi sao Wolf-Rayet này có khối lượng gấp 30 lần Mặt trời của chúng ta. Cho đến nay, WR 124 đã tạo ra khí và bụi sao bằng lượng vật chất bằng 10 Mặt trời. Trên Trái đất, bụi được coi là những chất phiền nhiễu cần được loại bỏ. Tuy nhiên, bụi sao trong vũ trụ lại cuốn hút các lớp khí để tạo ra các vì sao, hành tinh và các đơn vị cơ bản của sự sống.
Các nhà thiên văn học đang cố gắng giải thích tại sao có nhiều bụi trong vũ trụ hơn những gì mà các học thuyết giải thích và các công cụ như Kính thiên văn Webb có thể giải thích.
Kính thiên văn Webb cung cấp thông tin về độ sáng của sao WR 124, đặc điểm cụ thể của khí bao quanh nó và cấu trúc vật chất được giải phóng trong vầng hào quang tỏa ra của ngôi sao.
Các nhà thiên văn học có thể hiểu rõ hơn về những gì xảy ra vào buổi bình minh của vũ trụ, khi những ngôi sao phát nổ và giải phóng các nguyên tố nặng có trên Trái đất và trong cơ thể của chính chúng ta, bằng cách nghiên cứu các ngôi sao như WR 124 với sự hỗ trợ của Kính thiên văn Webb.
"Trong phút cuối cùng của một vì sao, các lớp ngoài cùng của nó giải phóng vào vũ trụ. Theo tôi, đó là một trong những điều tuyệt vời nhất của thiên văn học. Đó là những gì Carl Sagan nói về bụi sao, rằng sắt trong máu của bạn và canxi trong xương của bạn về cơ bản được hình thành bên trong một ngôi sao đã phát nổ cách đây hàng tỷ năm. Trong hình ảnh trên, đó là những gì chúng ta đang quan sát. Bụi sao lan rộng khắp vũ trụ và cuối cùng tạo ra các hành tinh./.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: vov.vn
Tham gia bình luận