Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 2.

Tồn tại hai quan điểm khi soi xét ChatGPT - chatbot được hàng trăm triệu người dùng thử kể từ khi ra mắt vào cuối năm ngoái. Thứ nhất, nó được coi là bước phát triển lịch sử ngang tầm một cuộc cách mạng công nghiệp; là dấu chấm hết cho vũ trụ ảo metaverse để rồi mở ra một kỷ nguyên nơi mô hình ngôn ngữ có thể hỗ trợ cuộc sống con người.

Thứ hai, ChatGPT cũng bị coi là biểu tượng cho sự cường điệu. Ứng dụng gặp khó khăn với môn toán cấp hai, không thể truy dấu ngược chuyện gì đã xảy ra vào tuần trước và về cơ bản, giống một chiếc máy nói dối. Nguy hiểm hơn, nó nằm ngoài khả năng kiểm soát của Altman, CEO OpenAI - công ty đứng sau ChatGPT vĩ đại.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 3.

Tập đoàn Microsoft sở hữu nhiều siêu máy tính cho phép chatbot làm mọi thứ trên đời. Đây là cổ đông lớn, là đối tác công nghệ quan trọng của OpenAI, đồng thời đóng góp một phần trách nhiệm biến ChatGPT trở thành công cụ kinh doanh thực sự. OpenAI hiện là công ty khởi nghiệp ‘hot’ nhất Thung lũng Silicon, đồng thời là “công ty con” đầy hứa hẹn của nhà cung cấp phần mềm năng suất hàng đầu thế giới. Microsoft cũng có Bing, chatbot của riêng mình, song chưa gây được nhiều tiếng vang bằng ChatGPT.

Trong vài tháng qua, Giám đốc điều hành Satya Nadella đã công bố kế hoạch kết hợp Copilots (một công cụ trí tuệ nhân tạo dựa trên đám mây được phát triển bởi GitHub và OpenAI) vào Windows và Microsoft 365. Đây là công cụ hoàn toàn mới được hỗ trợ bởi AI tích hợp bên trong các ứng dụng yêu thích của Microsoft và giúp người dùng giảm thiểu các tác vụ thông thường nhàm chán.

“Mọi thay đổi công nghệ đều hữu ích nếu chúng làm được điều gì đó trong thế giới thực”, Giám đốc điều hành Satya Nadella nói.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 4.

Giá công cụ Copilots mới chưa được tiết lộ, song chắc chắn chúng sẽ không miễn phí. Theo Kirk Materne, nhà phân tích của Evercore ISI, phiên bản của GitHub có giá khởi điểm 10 USD/người dùng/tháng và Copilots cho các ứng dụng văn phòng của Microsoft có thể được đính giá tương tự.

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 2/6, ông Kirk Materne ước tính doanh thu Microsoft từ các tính năng do OpenAI cung cấp có thể đạt 99 tỷ USD vào năm 2027. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi Microsoft mạnh tay đầu tư những 13 tỷ USD vào OpenAI kể từ năm 2019.

Các giám đốc điều hành của Microsoft rất hào hứng với công nghệ tiên tiến. Scott Guthrie, một trong những phó chủ tịch điều hành công ty cho biết: “Điều này giống thời của Windows 95. Mọi người xếp hàng ở Best Buy lúc nửa đêm để mua nó. Lần này, hộp thư đến của tôi toàn là những yêu cầu quyền truy cập phiên bản Copilots đầu tiên”.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 5.

Microsoft sở hữu nền tảng trung tâm cho phần mềm máy tính cá nhân. Tập đoàn Bill Gates một tay xây dựng này giờ đây đang đặt cược vào một thứ gọi là nền tảng lớn tiếp theo. Ý tưởng rất đơn giản: Tích hợp AI vào mọi thứ, sau đó kiếm tiền.

Trong quá khứ, Microsoft từng phát triển một chatbot cho riêng mình. Nó có tên Tay, ra đời hồi năm 2016, được lập trình để bắt chước các hành vi, lời nói của một cô gái tuổi teen khoảng 18 đến 24 tuổi trên mạng xã hội.

Đáng tiếc, các kỹ sư Microsoft không lường hết được xu hướng phản ứng của người dùng. Chỉ sau 24 giờ ra mắt, Tay từ “cô gái trẻ” ngoan ngoãn trở thành một chatbot chướng tai, ủng hộ phát xít và phản đối nữ quyền. Nó tweet những lời nói lệch lạc, xấu xí và bị Microsoft ngừng thử nghiệm ngay lập tức để tránh đàm tiếu.

Sự việc rùm beng của chatbot Tay làm dư luận dấy lên nhiều lo ngại rằng liệu những trí tuệ nhân tạo trong tương lai có an toàn hay không, khi mà chỉ cần chưa đến 24 giờ, một AI  “ngây thơ” đã trở nên “nổi loạn”. Microsoft khi đó khẳng định những “ý kiến” mà Tay nói ra không phải do công ty lập trình, đồng thời cho biết các lập trình viên đã nỗ lực hết sức để vá các lỗ hổng an ninh.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 6.

Kevin Scott là Giám đốc công nghệ Microsoft. Anh chàng này trước đây từng làm việc cho Google, sau đó chuyển sang LinkedIn, công ty được Microsoft mua lại vào năm 2016. Ngay sau khi hợp đồng kết thúc, Nadella bổ nhiệm anh cho vị trí Giám đốc công nghệ với nhiệm vụ hợp lý hóa sự phát triển AI. Vào thời điểm đó, Microsoft có ít nhất 3 bộ phận nghiên cứu AI.

Năm 2019, Kevin Scott chịu trách nhiệm với tất cả các nghiên cứu liên quan đến trí tuệ nhân tạo. Bất kỳ dự án nào cần chip nhớ AI đều phải được người đàn ông này thông qua.

Vào thời điểm đó, 3 công ty đi đầu trong lĩnh vực này là Baidu, Google và OpenAI. Lợi thế của Google nằm ở công ty con hàng đầu về nghiên cứu DeepMind và công nghệ xe không người lái. Baidu, công ty sáng tạo công cụ tìm kiếm hàng đầu Trung Quốc cũng có những điểm mạnh tương tự.

OpenAI, startups được thành lập bởi Altman và Elon Musk, là một trường hợp ngoại lệ. Các dự án của nó rất hứa hẹn, song không có đủ ngân sách để thành hình. “Tất cả những gì OpenAI cần là một đối tác, còn những gì Microsoft cần là bắt kịp Google”, Vinod Khosla, nhà đầu tư OpenAI kiêm đồng sáng lập Sun Microsystems, nói.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 7.

Bất chấp việc số vốn Altman cần lúc đó rất lớn còn bản thân Microsoft chưa bao giờ thuê ngoài để phát triển công nghệ mới, Scott vẫn quyết tâm đặt niềm tin vào startup này.

Khi ấy, hầu hết các công ty khởi nghiệp về AI chỉ cố gắng dạy máy tính làm một nhiệm vụ cụ thể, chẳng hạn như xác định nhanh các mặt hàng tạp hóa. OpenAI tham vọng hơn. Họ muốn đào tạo mô hình làm một nhiệm vụ cụ thể (ví dụ tóm tắt văn bản), sau đó áp dụng kiến thức đã học để thực hiện tác vụ mới (ví dụ như sáng tác bài hát hoặc lên kế hoạch cho một chuyến đi). Kết quả, thay vì cung cấp dữ liệu chuyên biệt cho mô hình AI, bạn chỉ cần thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt mà ở đây, chính là toàn bộ thông tin trên Internet.

Sau thỏa thuận hồi năm 2019, Microsoft được quyền bán các dịch vụ OpenAI cho khách hàng của mình. Đổi lại, Altman nhận được thứ mà không nhà đầu tư mạo hiểm nào có thể cho anh.

Microsoft đồng ý xây dựng cho OpenAI một chiếc máy tính khổng lồ với hàng chục nghìn con chip Nvidia cao cấp được tùy chỉnh theo thông số kỹ thuật của OpenAI”, Scott nói.

Thời điểm đó, GPT-2 của OpenAI có thể xem một đoạn văn bản và gợi ý các câu tiếp theo, song không được phát hành vì chưa hoàn chỉnh.

“Chúng tôi không có gì”, Altman nói. “Chúng tôi chỉ là một phòng thí nghiệm nghiên cứu chưa thực sự tìm ra lối đi”.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi vào năm 2021, khi Microsoft sử dụng phiên bản tiếp theo của mô hình OpenAI nhằm tạo ra GitHub Copilot. Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành tiếp một câu chuyện ngắn, mô hình OpenAI còn có thể xem xét một đoạn code, sau đó gợi ý một vài dòng tiếp theo.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 8.

Thời gian đầu, Bill Gates phản đối khoản đầu tư OpenAI. Ông yêu cầu được xem bản demo chứng minh rằng mô hình của Altman hiểu những gì nó đang nói, đồng thời cho biết nếu OpenAI vượt qua kỳ thi sinh học AP, bản thân sẽ suy nghĩ lại. Cuối cùng, vào mùa hè năm ngoái, Altman, Scott, Guthrie và một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu OpenAI đã đến nhà của Gates bên hồ Washington để kiểm nghiệm GPT-4.

“Bill là một khách hàng khó tính”, Scott lo lắng.

Kết quả, mô hình OpenAI vượt qua kỳ thi sinh học AP. Hơn nữa, chính Bill Gates cũng bị ấn tượng bởi sự đồng cảm của ChatGPT.

Trong vòng vài tháng, Microsoft đàm phán rót thêm 10 tỷ USD vào OpenAI. Nhóm của Altman cần một lượng lớn sức mạnh điện toán đám mây mới để phát triển loạt dự án dựa trên GPT-4.

Chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội lợi nhuận đáng kinh ngạc nếu công nghệ này được chuyển giao”, Divya Kumar, người đứng đầu bộ phận tiếp thị tìm kiếm và AI của Microsoft, cho biết.

Microsoft âm thầm thống lĩnh AI nhờ quyết định mang ý nghĩa sống còn: Sở hữu nhiều siêu máy tính, làm xáo trộn cả Thung lũng Silicon - Ảnh 9.

Khác với mọi lần, Microsoft không công bố bất kỳ thông tin lớn nào trước khi ra mắt sản phẩm mới. Theo Jeff Teper, quản lý tại Microsoft, chỉ có khoảng 15 trong tổng số 5.000 người trong team biết về dự án.

Tháng 2 vừa qua, Nadella cho ra mắt chatbot Bing. Ông nói “một cuộc đua đang bắt đầu”, đồng thời ám chỉ việc đưa các chatbot tương tự vào sản phẩm của Microsoft.

Mỗi ngày chúng tôi đều muốn tạo ra những điều gì đó mới mẻ”, Giám đốc điều hành Satya Nadella nói.

Được biết, Microsoft và OpenAI đã cam kết tuân thủ các nguyên tắc AI chống lại các vấn đề như “tin giả, an toàn dữ liệu và ngăn chặn việc quảng bá nội dung độc hại hoặc phân biệt chủng tộc”.

Tôi dự đoán AI sẽ phát triển và một ngày nào đó trở thành một thế lực đáng gờm. Các thương hiệu không cần quá thận trọng với sự phát triển bùng nổ của AI trong công cụ tìm kiếm”, James Brooks, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập GlassView, cho biết.

Theo: Bloomberg

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận