Môi trường làm việc này khắc nghiệt hơn cả trên trạm vũ trụ, con người chỉ có thể ở tối đa 90 ngày

Môi trường làm việc này khắc nghiệt hơn cả trên trạm vũ trụ, con người chỉ có thể ở tối đa 90 ngày

Cơ thể con người đã tiến hóa qua thời gian, nhưng luôn dưới tác dụng của trọng lực và trên mặt đất. Chúng ta không thích hợp để sống trong các không gian hạn chế và môi trường vi trọng lực như của trạm vũ trụ.

Tuy nhiên, điều mạnh mẽ nhất của con người là khả năng rất dễ thích nghi. Chúng ta có thể điều chỉnh cơ thể để thích nghi với môi trường sống mới trong một khoảng thời gian rất ngắn, đó là lý do tại sao con người đang phân bố trên toàn cầu.

Phi hành gia Valeri Vladimirovich Polyakov
Phi hành gia Valeri Vladimirovich Polyakov, người đang giữ kỷ lục về thời gian sống trong không gian.

Trong không gian, con người cũng không ngừng phá vỡ các giới hạn về thể chất và tâm lý. Kỷ lục hiện tại về thời gian sống của con người trong trạm vũ trụ là 437 ngày và 18 giờ, thuộc về du hành gia người Nga Valeri Vladimirovich Polyakov. Kỷ lục được ông hoàn thành từ năm 1995 đến 1995.

Tuy nhiên, có một nơi còn khắc nghiệt hơn trạm vũ trụ trong không gian, nơi mà con người trong tình huống bình thường chỉ có thể làm việc tối đa trong 90 ngày. Đó chính là bên trong những con tàu ngầm hạt nhân hoạt động dưới đáy biển. Rõ ràng, so với trạm vũ trụ, môi trường này vẫn duy trì lực hấp dẫn, vậy tại sao người ta lại khó có thể làm việc lâu tại đó?

Một tàu ngầm hạt nhân ở bến cảng.
Một tàu ngầm hạt nhân ở bến cảng.

Tàu ngầm có rất ít không gian sống

Nói chung, các tàu ngầm hạt nhân bắt buộc phải hoạt động dưới nước trong thời gian dài. Còn các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel về cơ bản sẽ phải trồi lên mặt nước để bổ sung dưỡng khí trong một khoảng thời gian rất ngắn.

Điều này cũng đúng với bất kỳ tàu ngầm nào, vì chúng không được thiết kế quá lớn. Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới ở thời điểm hiện tại là tàu ngầm của Nga mang tên "Dmitry Donskoy". Nó sở hữu chiều dài đáng kinh ngạc là 175m, chiều rộng 25m. Nên biết rằng những con tàu ngầm thông thường chỉ dài từ 60 mét đến 90 mét.

Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio của Hải quân Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân USS Ohio của Hải quân Mỹ.

Mục đích tồn tại của tàu ngầm hạt nhân không phải để khảo sát môi trường dưới nước, mà là để chiến đấu và đánh trận. Vì vậy, phần lớn không gian bên trong được dùng để chứa vũ khí và các trang thiết bị phục vụ việc chiến đấu dưới nước. Do vậy, không gian cho con người sinh sống bên trong nó rất hạn chế.

Phần được khoanh tròn là khoang phi hành đoàn và khu vực lò phản ứng hạt nhân
Phần được khoanh tròn là khoang phi hành đoàn và khu vực lò phản ứng hạt nhân

Ngay cả khi không gian còn lại cho thủy thủ đoàn rất hạn chế, do nhu cầu hoạt động của tàu ngầm hạt nhân, mỗi nhiệm vụ cần ít nhất hàng chục người tham gia. Bạn hãy tưởng tượng việc xe tăng luôn cần 3-4 người làm việc cùng nhau.

Không gian sống nhỏ hẹp, phải chia sẻ với nhiều người là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống trên tàu ngầm gặp nhiều khó khăn.

Để so sánh, trên trạm vụ trụ, giường ngủ của các phi hành gia thường được trang bị một "cửa sổ", để khi nghỉ ngơi họ có thể nhìn xuống trái đất. Điều này rất quan trọng, vì nó có thể giảm bớt cảm giác trầm cảm do không gian hạn chế mang lại.

Quang cảnh nhìn từ cửa sổ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Quang cảnh nhìn từ cửa sổ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Tuy nhiên, không có chuyện như vậy trên tàu ngầm, vì cũng chẳng có cái cửa sổ nào cả. Trên thực tế, việc có cửa sổ là vô ích, vì ánh sáng mặt trời chỉ có thể xuyên qua độ sâu khoảng 200 mét, còn độ sâu hoạt động của tàu ngầm hạt nhân sẽ rơi vào khoảng 675 mét đến 900 mét dưới mặt nước.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tàu ngầm hạt nhân hoạt động dưới biển không có khái niệm ngày hay đêm. Trên thực tế, đối với hầu hết các thủy thủ đoàn, họ thực hiện một mô hình sống và làm việc độc đáo. Đó là chu kỳ 3x6, tức là trong mỗi 18 giờ, sẽ có 6 giờ làm việc, 6 giờ nghỉ ngơi và 6 giờ nhàn rỗi.

Và như đã đề cập trước đó, rằng tàu ngầm có không gian sống rất hạn chế, vì vậy mọi người sẽ thay phiên nhau làm việc và nghỉ ngơi thông qua mô hình trên để tránh việc có quá nhiều người tập trung ở một số khu vực nhất định.

Giường ngủ chật hẹp trên một con tàu ngầm.
Giường ngủ chật hẹp trên một con tàu ngầm.

Lấy chiếc giường làm ví dụ, chắc chắn sẽ không có chuyện hàng chục người đều có giường riêng. Và sau khi bạn vừa nghỉ ngơi được khoảng 6 tiếng, nhóm người tiếp theo sẽ đến đánh thức bạn và ngủ ngay trên chiếc giường mà bạn vừa ngủ. Nói cách khác, các giường trên tàu ngầm là của chung.

Vì vậy, rõ ràng là các thủy thủ đoàn trên tàu ngầm không có bất kỳ không gian cá nhân nào, và đó cũng là một phần của phần gây nhiều khó khăn.

Không gian sống chật hẹp ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con người.
Không gian sống chật hẹp ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý con người.

Môi trường trên tàu ngầm như thế nào?

Không gian sống chật chội đồng nghĩa với việc môi trường không khí trong tàu ngầm sẽ trở nên ngột ngạt và nặng mùi.

Mặc dù toàn bộ tàu ngầm có các thiết bị làm mát bằng không khí, nhiệt độ tổng thể bên trong tàu sẽ vẫn đạt từ 30 tới 35 độ C. Do đó thủy thủ đoàn không chỉ sống trong một không gian nhỏ mà còn phải làm việc trong nhiệt độ cao.

Người ta tin rằng nơi rộng rãi nhất trên tàu ngầm là phòng ăn, nên rất nhiều thuyền viên sẽ tập trung ở đó. Nhưng đây cũng là khu vực có nhiệt độ cao nhất, với nhiệt độ tối đa thậm chí có thể vượt quá 38 độ C.

Môi trường làm việc có nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng tới tâm lý con người.
Môi trường làm việc có nhiệt độ cao cũng ảnh hưởng tới tâm lý con người.

Ngay cả khi trời nóng, nguồn cung cấp nước vẫn rất hạn chế. Và về cơ bản nước chỉ được sử dụng để uống và nấu ăn, vì vậy việc tắm rửa trên tàu ngầm là một điều xa xỉ.

Hãy tưởng tượng mùi trong không khí sẽ ra sao trong một không gian chật hẹp, nơi hàng chục gã đàn ông cao to hiếm khi tắm và liên tục đổ mồ hồi. Hiện không có nữ thủy thủ đoàn nào trong tàu ngầm trên thế giới vì các lý do riêng tư.

Trên thực tế, mùi của không khí rất khó để những người ở trong đó cảm nhận được, bởi vì bộ não của chúng ta dễ dàng lọc ra những tín hiệu mà nó cho là vô dụng - bao gồm cả tín hiệu khứu giác.

Máy giặt và bồn rửa trên tàu ngầm.
Máy giặt và bồn rửa trên tàu ngầm.

Tuy nhiên, không khí trên tàu ngầm có một đặc điểm khác, đó là hàm lượng oxy của nó khá thấp, chỉ khoảng 18%. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng oxy trên đất liền, vào khoảng khoảng 21%.

Theo chia sẻ của một số cựu chiến binh từng phục vụ trên tàu ngầm, thì việc đặt mức oxy thấp như vậy về cơ bản là để giảm nguy cơ cháy nổ. Vì mọi thứ khó bắt lửa hơn trong môi trường có nồng độ ôxy thấp.

Các vết thương sẽ lâu lành hơn trong môi trường có hàm lượng oxy thấp.
Các vết thương sẽ lâu lành hơn trong môi trường có hàm lượng oxy thấp.

Nhưng nó gây ra rất nhiều bất tiện cho những người sống trong đó. Bởi ngoài việc khó thở, hay chóng mặt và cảm thấy mệt mỏi, điều quan trọng nhất là lượng oxy thấp khiến cơ thể rất khó chữa lành khi bị thương.

Tất nhiên, trong điều kiện thông thường, rất hiếm khi có tai nạn gây chết người trên tàu ngầm . Vì vậy điều này có thể không ảnh hưởng nhiều.

Tuy nhiên, nồng độ oxy thấp cũng khó khiến mọi người bình tĩnh, và với không gian sống chật chội, hầu như tất cả các thuyền viên luôn tỏ ra tức giận và cáu kỉnh.

Một ca làm việc trong tàu ngầm.
Một ca làm việc trong tàu ngầm.

Rõ ràng, sống trong môi trường này thật không dễ dàng gì. Trong khi đó, cuộc sống của họ cũng rất bận rộn. Không chỉ ăn ngủ và lái tàu, các thủy thủ đoàn cũng phải tham gia những nhiệm vụ học tập với cường độ cao, để đảm bảo tất cả hiểu rõ hoạt động của con tàu trong suốt quá trình làm nhiệm vụ.

Ngoài ra, vì một trong những đặc tính của tàu ngầm là ẩn giấu, nên bất kỳ tín hiệu nào cũng có thể tiết lộ vị trí của chúng. Vì vậy, các thủy thủ đoàn hoàn toàn bị cấm thiết lập liên lạc với thế giới bên ngoài. Tất nhiên, công nghệ ngày nay có thể cho phép họ viết email liên lạc với người nhà. Tuy nhiên, nó liên quan tới vấn đề bảo mật tin tức và các nội dung liên lạc có thể bị kiểm soát, vì vậy hầu hết việc gửi nhận thông tin đều rất hạn chế.

Tất cả những điều trên đã khiến cuộc sống trên tàu ngầm trở nên khó khăn và thách thức đến mức ngay cả một người được đào tạo bài bản cũng không thể sống quá lâu trên đó.

Các thủy thủ đoàn hoàn toàn bị cấm thiết lập liên lạc với thế giới bên ngoài.
Các thủy thủ đoàn hoàn toàn bị cấm thiết lập liên lạc với thế giới bên ngoài.

Có thể nói, dù là trên trạm vũ trụ hay trong tàu ngầm hạt nhân, những người đang sống và làm việc trên đó đang phải đối mặt với các thử thách không hề dễ dàng. Một bên đóng góp vào sự tiến bộ nhân loại, một bên bảo vệ an ninh và hòa bình. Tất cả đều đáng được tôn trọng và ngưỡng mộ.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận