"Mục sở thị" dòng sông có lịch sử hào hùng nhất Việt Nam

"Mục sở thị" dòng sông có lịch sử hào hùng nhất Việt Nam

Nhật Lệ là dòng sông đẹp chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình. Đây là một trong những địa danh gắn liền với nhiều cột mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam.

Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Ảnh: Hongky.
Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ. Ảnh: Hongky.


Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trần Xá. Ảnh: Ngo Minh Truc.
Sông có chiều dài 85 km với hai nhánh chính: sông Long Đại (hay Đại Giang) chảy qua huyện Quảng Ninh và sông Kiến Giang chảy qua huyện Lệ Thủy, gặp nhau ở Trần Xá. Ảnh: Ngo Minh Truc.


Sông Nhật Lệ cùng sông Gianh, Hoành Sơn, Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt. Ảnh: Ngo Minh Truc.
Sông Nhật Lệ cùng sông Gianh, Hoành Sơn, Đèo Ngang là những địa danh nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình trong dòng chảy lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt. Ảnh: Ngo Minh Truc.

Sông còn có tên là Đại Uyên, được đổi thành sông Nhật Lệ khoảng năm 1069-1075. Ảnh: Bích Ngân.
Sông còn có tên là Đại Uyên, được đổi thành sông Nhật Lệ khoảng năm 1069-1075. Ảnh: Bích Ngân.

Theo Đại Nam nhất thống chí, từ thời Văn Lang - Âu Lạc (năm 2879-257 TCN) thuở vua Hùng dựng nước thì nước ta đã có 15 bộ (xấp xỉ 15 tỉnh). Từ Hoành Sơn trở vào gọi là bộ Việt Thường. Đến các Triều đại Tần, Hán, Đường bên Trung Quốc thì nước ta bị thôn tính và chia làm quận huyện để cai trị. Thời nhà Tần (221-206 TCN), vùng đất Quảng Bình thuộc quận Tượng Lâm, đến thời nhà Triệu (207-111 TCN) đổi thành quận Cửu Chân, sang thời Tây Hán (111 TCN đến 39 SCN) thuộc quận Nhật Nam. Ảnh: Lê Hà Chi.
Theo Đại Nam nhất thống chí, từ thời Văn Lang - Âu Lạc (năm 2879-257 TCN) thuở vua Hùng dựng nước thì nước ta đã có 15 bộ (xấp xỉ 15 tỉnh). Từ Hoành Sơn trở vào gọi là bộ Việt Thường. Đến các Triều đại Tần, Hán, Đường bên Trung Quốc thì nước ta bị thôn tính và chia làm quận huyện để cai trị. Thời nhà Tần (221-206 TCN), vùng đất Quảng Bình thuộc quận Tượng Lâm, đến thời nhà Triệu (207-111 TCN) đổi thành quận Cửu Chân, sang thời Tây Hán (111 TCN đến 39 SCN) thuộc quận Nhật Nam. Ảnh: Lê Hà Chi.

Cuối thời Động Hán, bộ tộc Khu Liên lợi dựng nhà Đông Hán suy yếu đã nổi dậy chiếm Tượng Quận và Nhật Nam lập nên Lâm Ấp (sau này gọi là Chiêm Thành). Quảng Bình là vùng ranh giới thời Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Ảnh: Tung Xichlo.
Cuối thời Động Hán, bộ tộc Khu Liên lợi dựng nhà Đông Hán suy yếu đã nổi dậy chiếm Tượng Quận và Nhật Nam lập nên Lâm Ấp (sau này gọi là Chiêm Thành). Quảng Bình là vùng ranh giới thời Đại Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt (1069). Ảnh: Tung Xichlo.

Vua Lý Thánh Tông năm 1054 đã đổi tên nước thành Đại Việt. Do Chiêm Thành thường ra quấy nhiễu, năm 1063 vua Lý Nhân Tông đã đích thân nam chinh. Vua chọn thái uý Lý Thường Kiệt làm nguyên soái tiên phong chỉ huy 5 vạn quân theo đường thuỷ tiến vào cửa biển Nhật Lệ, đánh bại quân Chiêm, bắt sống Chế Củ. Vua Chiêm đã chuộc mạng bằng cách tôn trọng chủ quyền của Đại Việt ở ba châu Bố Chính (Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch ngày nay), Địa Lý (Lệ Thuỷ và Quảng Ninh bây giờ), Ma Linh (Quảng Trị hiện tại). Ảnh: Quang SG.
Vua Lý Thánh Tông năm 1054 đã đổi tên nước thành Đại Việt. Do Chiêm Thành thường ra quấy nhiễu, năm 1063 vua Lý Nhân Tông đã đích thân nam chinh. Vua chọn thái uý Lý Thường Kiệt làm nguyên soái tiên phong chỉ huy 5 vạn quân theo đường thuỷ tiến vào cửa biển Nhật Lệ, đánh bại quân Chiêm, bắt sống Chế Củ. Vua Chiêm đã chuộc mạng bằng cách tôn trọng chủ quyền của Đại Việt ở ba châu Bố Chính (Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch ngày nay), Địa Lý (Lệ Thuỷ và Quảng Ninh bây giờ), Ma Linh (Quảng Trị hiện tại). Ảnh: Quang SG.

Năm 1074, Chế Củ chết, người kế vị lại đánh chiếm ba châu. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt vào bình định lại, chính thức vẽ bản đồ cương giới ba châu, đổi lại tên của nhiều địa danh, giữ tên châu Bố Chính, đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh, xuống chiếu mộ dân vào giữ vùng đất mới và tổ chức việc cai trị. Đây là đợt di dân đầu tiên để vào giữ đất và khai khẩn đất phương Nam. Tên sông Nhật Lệ dường như được đặt lại trong dịp đó. Ảnh: Vntrip.
Năm 1074, Chế Củ chết, người kế vị lại đánh chiếm ba châu. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông cử Lý Thường Kiệt vào bình định lại, chính thức vẽ bản đồ cương giới ba châu, đổi lại tên của nhiều địa danh, giữ tên châu Bố Chính, đổi tên châu Địa Lý thành châu Lâm Bình, châu Ma Linh thành châu Minh Linh, xuống chiếu mộ dân vào giữ vùng đất mới và tổ chức việc cai trị. Đây là đợt di dân đầu tiên để vào giữ đất và khai khẩn đất phương Nam. Tên sông Nhật Lệ dường như được đặt lại trong dịp đó. Ảnh: Vntrip.

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672) giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thì chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến Nhật Lệ. Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn. Ảnh: Oceanandfishes.
Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1570-1786) với xung đột vũ trang gần nửa thế kỷ (1627-1672) giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài thì chiến trường chính là miền Bố Chính, từ đèo Ngang đến Nhật Lệ. Trong cuộc chiến Trịnh Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang đến bờ bắc sông Gianh. Bờ nam sông Gianh đến sông Nhật Lệ là tuyến phòng thủ của quân Nguyễn với những thành lũy chắc chắn do Đào Duy Từ tổ chức xây đắp, luỹ Thầy dài 18 km, luỹ Trường Dục dài 10 km. Di tích Lũy Thầy, Quảng Bình quan, thành quách của thời Trịnh Nguyễn nay vẫn còn. Ảnh: Oceanandfishes.

Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), không lực Hoa Kỳ đã đánh phá miền Bắc Việt Nam ác liệt nhất tại tỉnh Quảng Bình. Những trọng điểm nổi tiếng ác liệt, lưu dấu nhiều chứng tích chiến tranh là phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn, phà sông Gianh (nay là cầu Sông Gianh), đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15, hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh), thành phố Đồng Hới, cửa biển Nhật Lệ. Ảnh: Thonau.
Trong Chiến tranh Việt Nam (1954-1975), không lực Hoa Kỳ đã đánh phá miền Bắc Việt Nam ác liệt nhất tại tỉnh Quảng Bình. Những trọng điểm nổi tiếng ác liệt, lưu dấu nhiều chứng tích chiến tranh là phà Long Đại (nay là cầu Long Đại), phà Xuân Sơn, phà sông Gianh (nay là cầu Sông Gianh), đèo Ngang, quốc lộ 1, đường 15, hệ thống đường 559 (đường Trường Sơn, đường mòn Hồ Chí Minh), thành phố Đồng Hới, cửa biển Nhật Lệ. Ảnh: Thonau.

Tên sông có nghĩa là
Tên sông có nghĩa là "sự rực rỡ của ánh sáng mặt trời" đã được ngợi ca trong câu thơ cổ của Hồ Thiên Du "nhật chi lệ bất vô chi chúc giả". Ảnh: Oceanandfishes.

Ảnh: Xuan Dung.
Ảnh: Xuan Dung.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận