Cụ thể, khả năng quỹ đạo của tiểu hành tinh này đưa nó trực tiếp vào Trái đất vào năm 2046 là 1/625, một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với mức trung bình nhưng vẫn đủ nhỏ để NASA đưa ra lời trấn an cho công chúng.
2023 DW được cho là có đường kính khoảng 50 m, gần bằng chiều dài của một bể bơi, ngày tiếp cận rất gần Trái đất và có xác suất va chạm rơi vào đúng dịp Valentine (14–2) năm 2046.
Ảnh minh từ NEW SCIENTIST
"Thường thì với các vật thể mới được phát hiện lần đầu tiên, phải mất vài tuần thu thập dữ liệu để giảm bớt xác suất sai lệnh và dự đoán đầy đủ về quỹ đạo của nó trong nhiều năm tới. Tờ Live Science trích dẫn thông báo từ NASA cho biết các nhà phân tích quỹ đạo sẽ tiếp tục theo dõi tiểu hành tinh 2023 và cập nhật các dự đoán khi có thêm dữ liệu.
Tuy xác suất thấp nhưng điều đó cũng đủ để NASA theo dõi sát sao và chuẩn bị cho sứ mệnh giải cứu, nếu cần, có thể là một tàu cảm tử sẽ lao thẳng vào tiểu hành tinh với mục đích làm chệch hướng nó như thử nghiệm nổi tiếng năm 2022 mang tên DART.
Tuần trước NASA đã công bố bốn nghiên cứu cho thấy sứ mệnh thử nghiệm DART đã thành công, mang lại hy vọng cho khả năng đẩy lùi thảm vũ trụ trong tương lai.
Một tác động trực tiếp từ tiểu hành tinh cỡ như 2023 DW có thể không đủ để gây ra thảm tuyệt chủng khủng khiếp như tiểu hành tinh giết khủng long Chicxulub 66 triệu năm trước, nhưng vẫn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản rất lớn nếu nó hạ cánh giữa một thành phố lớn hoặc khu vực đông dân cư.
Một tảng đá không gian có kích thước chưa đến một nửa 2023 DW và chưa va chạm, chỉ phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk, nước Nga, cách đây mười năm, đủ để tạo ra sóng xung kích dữ dội khiến 1.500 người bị thương và hàng ngàn nhà bị hư hại.
Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/nasa-phat-hien-tieu-hanh-tinh-co-the-va-cham-trai-dat-nam-2046-20230...
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: www.24h.com.vn
Tham gia bình luận