Sự ra đời của ChatGPT từ cuối năm 2022 đã trở thành cơn sốt và thu hút hàng triệu người dùng chỉ sau 1 tuần ra mắt. Mọi người nhanh chóng ứng dụng ChatGPT vào các công việc như sáng tạo nội dung, lập trình, giảng dạy, giáo dục,…
Ngân hàng cũng không phải ngoại lệ. Theo khảo sát từ The Economist Intelligence Unit, 77% nhân viên ngân hàng tin rằng khả năng khai mở giá trị của AI sẽ quyết định thành, bại của các ngân hàng trong tương lai, đồng thời tạo bước đột phá trong việc tạo ra trải nghiệm khách hàng.
Câu hỏi được đặt ra là: AI và công nghệ mới có thay đổi cách chúng ta giao dịch ngân hàng không? Chúng ta cần phải thành thạo những gì để không bối rối trước các công nghệ mới này? Hãy cùng tìm hiểu công nghệ mới này là gì và được ACB áp dụng như thế nào nhé!
KYC (Know Your Customer)
KYC là quy trình xác minh danh tính khách hàng, bao gồm việc thu thập bằng chứng nhận dạng (POI) và bằng chứng địa chỉ (POA) của khách hàng để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp hoặc lừa đảo. Các ngân hàng có thể từ chối mở tài khoản hoặc tạm dừng mối quan hệ kinh doanh nếu khách hàng không đáp ứng các yêu cầu KYC tối thiểu.
Hiện nay KYC đã được nâng cấp thành eKYC - định danh điện tử - giúp đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ cho khách hàng. Thay vì định danh khách hàng bằng gặp mặt trực tiếp, qua đối chiếu chứng từ giấy, eKYC thực hiện định danh khách hàng bằng phương thức điện tử mà không cần gặp mặt. Điều này giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nhân lực, đồng thời giúp khách hàng an tâm trong quá trình sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
Tại ACB, ngân hàng này thậm chí còn hợp tác với các bên để quy trình định danh điện tử được an toàn cao như ứng dụng AI vào quá trình xác thực - giải pháp Video Call Face Identity - nhận diện khuôn mặt ngay tại thời điểm thực hiện cuộc gọi hay ID Check - đối chiếu CCCD có chíp với dữ liệu lưu tại Bộ Công an - tránh giả mạo giấy tờ tùy thân của khách hàng. Đây là điểm được đánh giá cao trong bối cảnh lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi và khó lường, giúp người dân an tâm trong các giao dịch với ACB.
ACB cũng tích hợp các phương thức định danh điện tử này vào mô hình ngân hàng tự động ACB lite vừa được ra mắt vào tháng 6/2023. Chỉ với một lần chạm bằng các bước xác thực hoàn toàn tự động, khách hàng có thể lập tức sử dụng các dịch vụ như gửi, rút tiền, mở tài khoản thanh toán, phát hành nhanh thẻ Visa Debit... Khách hàng vừa chủ động thời gian giao dịch, nhưng vẫn đảm bảo an toàn.
Machine Banker
Tháng 10/2022, ACB đã cho ra mắt AI BOT nổi bật với hàng loạt công nghệ tân tiến nhất: Multiple-intention - khả năng nhận diện đa ý định; Sentiment analysis - Khả năng nhận diện cảm xúc, NLP - xử lý ngôn ngữ tự nhiên đa vùng miền và Active learning - cơ chế tự học đảm bảo tính liên tục cập nhật và phát triển tự động cho mô hình AI. Thay vì chatbot thông thường theo quy tắc/ kịch bản định sẵn (Rule-Based Chatbot) khiến cho giao tiếp trở nên máy móc và thiếu chính xác, AI BOT của ACB có khả năng nhận thức ý định người dùng, từ đó đưa ra phản hồi thông minh và diễn đạt linh hoạt theo ngôn ngữ. Từ đó khách hàng sẽ nhận được câu trả lời chính xác hơn và cảm thấy được thấu hiểu hơn.
Hiểu đơn giản Machine banker dùng để chỉ nhân viên chăm sóc khách hàng tại ngân hàng là AI. Họ có khả năng làm việc 24/7 và học hỏi nhanh các thuật toán để nhận ra khách hàng và nhu cầu làm việc với ngân hàng của từng khách. Dịch vụ chăm sóc khách hàng đã phát triển từ những cuộc gọi truyền thống đến ghi âm giọng nói tương tác (IVR), và nay là các bot AI. Các công nghệ này sẽ ngày càng được phát triển thông minh hơn.
Trong năm 2023, ACB tiếp tục mở rộng năng lực của BOT, cho phép hỗ trợ lên tới 224 nghiệp vụ, thuộc 6 mảng hoạt động cốt lõi của Ngân hàng bao gồm: Tài khoản, thẻ, bảo hiểm, tiết kiệm, ngân hàng số, ngân hàng ưu tiên.
RPA
Tự động hóa quy trình bằng robot – RPA (Robotic Process Automation) là công nghệ sử dụng robot để mô phỏng lại hành vi của con người khi thực hiện tác vụ. ACB cũng đã áp dụng công nghệ này từ nhiều năm nay, hỗ trợ tự động hoá các tác vụ lặp đi lặp lại, giúp tăng năng suất lao động của nhân viên, giảm thiểu sai sót và tối ưu hoá các quy trình hoạt động, hướng tới số hoá toàn bộ quy trình. Trong đó, tập trung ưu tiên cho các nghiệp vụ có quy trình phức tạp cao và cần độ chính xác như Quy trình phê duyệt tín dụng, Quy trình kiểm soát sau, Quy trình scan và phân loại chứng từ…
Riêng trong năm 2023, ACB dự kiến tự động hoá gần 300 quy trình bằng robotic, và sẽ mở rộng lên tới 1400 quy trình đến năm 2025, giúp tiết kiệm 1,4 triệu giờ lao động của hơn 2000 nhân viên toàn hệ thống.
Quá trình tự động hóa bằng robotics của ACB là bước đi mạnh mẽ của ngân hàng, thực hiện cam kết ứng dụng AI nhằm giải phóng hoạt động vận hành, tăng năng suất lao động của nhân viên, giúp cho dịch vụ của ngân hàng được cung cấp tới khách hàng một cách nhanh chóng, thuận thiện và có độ chính xác cao hơn.
API
API hoạt động trong ngân hàng mở (Open banking), giúp kết nối các tài khoản của khách hàng và cho phép truy cập, truy xuất, đối chiếu các giao dịch giữa khách hàng với tổ chức tài chính để đảm bảo tính xác thực thông qua giao diện lập trình ứng dụng.
Nhờ có API, khách hàng có thể tương tác liền mạch với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Một tiêu chuẩn mới của API là Open API cho phép người dùng tích hợp ứng dụng thông qua nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Kết hợp với hạ tầng công nghệ thông tin sẵn có tại ACB như Private Cloud, Data Platform... ACB ONE CONNECT ứng dụng công nghệ Open Banking AI sẽ hoàn thiện định nghĩa về một "Digital banking" - Nơi ngân hàng ứng dụng công nghệ, mang đến trải nghiệm vượt trội cho khách hàng của ACB trên không gian số.
Thông qua hệ thống ACB ONE CONNECT, đối tác có thể tự phát triển (self-develop), tự trải nghiệm (self-experiment), tự triển khai (self-publication) giúp rút ngắn thời gian kết nối, thúc đẩy nhanh chóng đưa nhiều sản phẩm - dịch vụ cùng một lúc ra thị trường.
AML (Anti-money laundering)
AML, hay "chống rửa tiền" là một tập hợp các quy định, luật và thủ tục nhằm phát hiện và ngăn chặn việc tẩu tán vừa rửa tiền bất hợp pháp. Các chính sách AML giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính chống lại tội phạm tài chính.
Khi hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, AI đã được sử dụng để ngăn ngừa tội phạm trong lĩnh vực này hiệu quả hơn. Bằng việc xác định và sàng lọc khách hàng, KYC (hay eKYC) là một trong những ứng dụng của AI giúp giúp ngăn chặn rửa tiền cũng như gian lận.
Thủ tục KYC giúp các tổ chức tài chính đảm bảo rằng họ biết khách hàng của mình là ai và họ có thể giám sát các giao dịch của mình để phát hiện hoạt động bất thường. Nếu không có KYC, các tổ chức tài chính sẽ không thể thực hiện hiệu quả các chính sách AML và điều này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như các hình phạt pháp lý và tài chính, mất uy tín và mất niềm tin nơi khách hàng.
Khi mọi nhu cầu và giao dịch với ngân hàng như thanh toán, quản lý tài sản, tiết kiệm… đều được đáp ứng được thông qua hình thức trực tuyến, cuộc sống trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Không chỉ tiết kiệm thời gian và công sức di chuyển đến phòng giao dịch, ngân hàng số còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí thường niên. Bên cạnh đó, nhờ công nghệ bảo mật tân tiến, trải nghiệm của khách hàng sẽ ngày càng an toàn.
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: genk.vn
Tham gia bình luận