Nhân loại muốn biến sa mạc thành rừng, chuyên gia: Đừng vội mừng nếu tham vọng thành công!

Nhân loại muốn biến sa mạc thành rừng, chuyên gia: Đừng vội mừng nếu tham vọng thành công!

Tham vọng của nhân loại

" Sa mạc hóa " là thuật ngữ phổ biến nhất để nói về một quá trình thoái hóa đất ở các khu vực khô hạn, bán khô hạn và cận ẩm do biến đổi khí hậu , hoạt động của con người và nhiều yếu tố khác. Ảnh hưởng lớn nhất của nạn sa mạc hóa là gây xói mòn đất, biến đất trở thành vô sinh và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người.

Nhờ có sự truyền bá về những tác động xấu của sa mạc hóa đối với cuộc sống của loài người và môi trường nên vấn đề này đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm kiếm nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện tình trạng này. Một trong số đó là ý tưởng biến sa mạc thành rừng.

- Ảnh 1.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc , các vùng đất khô hạn, bao gồm cả những vùng sa mạc đang chiếm tới 41.3% tổng diện tích của Trái đất . Vậy nếu như nhân loại có thể biến tất cả các vùng đất này thành rừng thì kết quả sẽ thế nào? Môi trường của Trái đất có thể thực sự được cải thiện không?

Có thể bạn sẽ cảm thấy bất ngờ nhưng câu trả lời là không! Thậm chí hậu quả có thể nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì sao lại như vậy?

- Ảnh 2.

Trên thực tế, Trung Quốc đã từng thành công trong một dự án trồng rừng trên sa mạc Kubuqi. Tuy nhiên, quy mô của dự án này không lớn, diện tích phủ xanh của sa mạc chỉ đạt 1/3 với 70 loại cây khác nhau. Thế nhưng, trong những năm đầu của dự án, việc độc canh được áp dụng ở một số khu vực đã làm giảm đa dạng sinh học của các loài và dẫn đến lây lan dịch bệnh ở thực vật. Ngoài ra, trồng rừng đã vượt quá khả năng chịu tải của đất và do cây cối không có ai chăm sóc nên chúng đã bị chết.

- Ảnh 3.

Dù không hoàn toàn thành công nhưng dự án này của Trung Quốc đã mở ra hy vọng cho các vùng khô hạn và sa mạc như UAE, Ai Cập, Libya, Ấn Độ và nhiều quốc gia trên lục địa Châu Phi. Thế nhưng, trước "tham vọng" này của nhân loại, nhiều nhà khoa học lại lên tiếng cảnh báo rằng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu tất cả các sa mạc trên Trái đất trở nên màu mỡ.

Mặt trái của việc phủ xanh sa mạc

Trước tiên, chúng ta cần biết rằng, trong một hệ sinh thái khi có một nhân tố nào đó thay đổi đều có thể gây ra ảnh hưởng dây chuyền đến những nhân tố khác. Ta có thể gọi đây là "hiệu ứng cánh bướm", hay có thể hiểu là một thay đổi nhỏ ở đầu vào có thể dẫn đến sự thay đổi lớn của kết quả.

- Ảnh 4.

Đối với trường hợp phủ xanh sa mạc, nhờ có thảm thực vật mới, khí hậu của các sa mạc sẽ trở nên ẩm ướt hơn. Và vấn đề phát sinh đầu tiên chính là đại dịch châu chấu. Một đàn châu chấu với sức ăn lớn hơn 2.500 người một ngày sẽ khiến cho đại dịch trở thành khủng hoảng toàn cầu khi quy mô của chúng lớn hơn nhiều lần. Như vậy, không chỉ có cây cối, hoa màu ở quanh sa mạc mà thậm chí cả thế giới cũng sẽ bị châu chấu tàn phá.

- Ảnh 5.

Thứ hai, sa mạc không còn cũng đồng nghĩa là sẽ có nhiều khu vực sống hơn cho các loài thực vật và động vật trong rừng. Nhưng, điều này cũng dẫn tới sự tuyệt chủng của các loài sống trên sa mạc. Ngoài ra, các sa mạc tồn tại không phải là vô ích, chúng có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ của Trái đất, hình thành các khoáng chất như nitrat, kali, thạch cao... Do đó, nếu các sa mạc biến thành rừng, sự mất cân bằng sinh thái sẽ diễn ra trầm trọng hơn.

- Ảnh 6.

Không chỉ có động thực vật của sa mạc, sự biến mất của sa mạc còn khiến 2,1 tỷ người đang sống trên đó mất đi nơi ở. Họ cần phải học cách thích nghi với môi trường sống và cách sống ở nơi mới.

Thứ ba, hàm lượng không khí trên Trái đất mà chúng ta đang sống hiện nay bao gồm khí oxy và CO2. Khi Trái đất mất đi sa mạc, diện tích rừng phủ rộng hơn sẽ khiến cho lượng khí CO2 bị giảm mạnh. Thế nhưng, việc này sẽ khiến cho Trái đất bị mất đi "lớp bảo vệ" và nảy sinh một loạt vấn đề. Đó là nhiệt độ không ổn định, nước biển, nước ở sông hồ bị bốc hơi, không khí trở nên quá khô và không thể hình thành vòng tuần hoàn của nước dẫn tới trời sẽ không có mưa, nước biến mất. Ngoài ra, lượng 02 tăng mạnh trong không khí cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho con người, thậm chí là hiểm họa hủy diệt loài người.

- Ảnh 7.

Thứ tư, cây xanh từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc hấp thụ CO2. Tuy nhiên, có nhiều cây xanh hơn không có nghĩa là chúng có thể làm giảm sự nóng lên toàn cầu. Các nhà khoa học cho rằng, cây cối tuy hấp thụ CO2 qua quá trình quang hợp nhưng chúng cũng thải ra một số chất hóa học khiến cho hành tinh ấm lên. Điều này cũng sẽ khiến cho khí hậu tổng thể của hành tinh bị ảnh hưởng nặng nề.

- Ảnh 8.

Tóm lại, dù sự tồn tại của các sa mạc có thể khiến nhiều người thấy khó chịu và diện tích của sa mạc cũng ngày lớn hơn do nhiều yếu tố gây ra. Nhưng, tất cả những gì nhân loại có thể làm chính là cải thiện và giảm thiểu thiệt hại về môi trường. Việc phủ xanh sa mạc có thể coi như một thử thách đầy chông gai cần tìm thêm giải pháp hiệu quả nhất để tránh cho loài người phải chịu những hậu quả đáng sợ.

*Bài viết tổng hợp từ Whatif, Interesting Engineering...

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận