Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Ngay cả khi đó là một chương trình truyền hình thực tế về “thử thách sinh tồn”, thì những kỹ năng mà bạn học được cũng có thể lại chính là thứ khiến bạn gặp nạn, nếu rơi vào tình huống tương tự!

Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại

Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại

Đốt lửa để sưởi ấm khi trú chân trong các hang, hốc đá nhỏ là chi tiết thường thấy trong phim ảnh về đề tài phiêu lưu, thám hiểm. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm “chết người” nếu bạn tin và bắt chước theo hành động này, khi ở trong tình huống tương tự!

Cụ thể, khi chúng ta đốt lửa, nhiệt lượng tỏa ra sẽ khiến các hòn đá ở nóc hang, vốn đang ẩm lạnh, bị giãn nở đột ngột. Trong trường hợp xấu nhất, viên đá sẽ bị vỡ ra, rơi xuống bên dưới và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế

Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế

Ngay cả những chương trình truyền hình thực tế theo dạng “thử thách sinh tồn” cũng có không ít những chi tiết dàn dựng. Hơn hết nhân vật chính không hề đi một mình mà còn có cả một ê kíp sẵn sàng hỗ trợ trong các tình huống xấu. Vì vậy, dù nắm vững tất cả mọi kiến thức sinh tồn được dạy từ những chương trình kiểu này, bạn cũng không nên nghĩ rằng, mình có thể sống tốt một thời gian dài giữa thiên nhiên hoang dã!

Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi

Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi

Cũng trong các bộ phim về đề tài phiêu lưu thám hiểm, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng, tất cả các thứ nước được tìm thấy sẽ đều an toàn tuyệt đối nếu được đun sôi!

Thực tế, nhiệt độ cao chỉ có thể tiêu diệt các vi sinh vật. Còn đối với nhiều hóa chất hay nguyên tố độc hại (ví dụ: kim loại nặng), việc bạn đun sôi nước trong thời gian bao lâu cũng không ảnh hưởng gì đến độc tính mà chúng gây ra cho cơ thể.

Do đó, nếu ở trong trường hợp nêu trên, tốt nhất bạn cần lọc lượng nước mà mình tìm thấy qua một miếng vải sạch, sau đó đem đun sôi, cuối cùng chờ những chất cặn bẩn lắng xuống đáy rồi mới nên uống.

Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư

Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư

“Sớm hay muộn” chính là điểm mấu chốt ở tình huống này. Logic của các bộ phim không hề sai, bởi các khu dân cư thường tập trung ở gần sông để thuận tiện trong việc khai thác nước. Vấn đề là ở chỗ bạn cần đi bộ bao lâu để đến được đó, bởi nếu không may mắn thời gian có thể lên đến hàng tuần.

Do đó, quy tắc đầu tiên khi bị lạc là hãy ở yên tại chỗ; cố gắng tìm cách giữa ấm, đảm bảo an toàn cho bản thân và chờ đội cứu hộ đến!

Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước

Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước

Không thể phủ nhận được rằng, nước chính là thứ quý giá nhất đối với chúng ta trên sa mạc. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là thứ mà bạn phải ngay lập tức đi tìm kiếm khi bị lạc giữa sa mạc cát, như điều mà chúng ta thấy trong các bộ phim.

Ở hoàn cảnh này, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là tránh cái nóng thiêu đốt của sa mạc, bằng cách trốn dưới các tảng đá, gốc cây và chỉ đi tìm nguồn nước hay khu dân cư khi màn đêm buông xuống!

Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu

Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu

Cảnh này quen quá đúng không? Nhân vật chính trúng đạn ở tay, được đồng đội xé vải băng thật chặt, thế là sống.

Nhưng tình huống thực tế thì không được màu hồng như vậy đâu. Nếu băng đủ chặt để máu không chảy đến thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cắt luôn tuần hoàn máu của bộ phận đó. Điều này khiến cho cả khu vực có nguy cơ bị hoại tử, phải cắt bỏ luôn sau đó. Thậm chí, một số người còn bị truỵ tìm vì áp lực máu dồn quá nhiều lên các vùng khác.

Phương pháp băng chặt chỉ có thể dùng trong trường hợp máu chảy quá nhanh. Ngoài ra, cách một khoảng thời gian cần phải nới lỏng để máu lưu thông, nuôi dưỡng phần bị thương.

Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để

Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để

Đây cũng là điều đúng, nhưng nếu cảm thấy khát thì bạn cũng nên tìm lấy một bóng râm mà bổ sung nước đi thôi. Nếu cố chấp phơi nắng và đẩy bản thân đến giới hạn chịu khát, bạn có thể bị sốc nhiệt, say nắng và mất ý thức.

Có thể ăn cá sống để tồn tại

Có thể ăn cá sống để tồn tại

Một số bộ phim từng đề cập về việc con người buộc phải ăn cá sống khi lạc trên đảo hoang. Điều này cũng không sai, nhưng đó là trong trường hợp bạn không thể làm khác được, vì rủi ro mang lại là rất lớn.

Đúng là con người vẫn ăn hải sản tươi sống (như sushi của Nhật Bản), nhưng nguồn hải sản bạn vẫn ăn đã được kiểm định kỹ càng. Còn ngoài tự nhiên thì khác hẳn. Bạn sẽ không thể biết bên trong con cá vừa bắt có chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng gì, có gây ngộ độc hay không.

Hơn nữa trong các tình huống sinh tồn, cần nhớ rằng bạn không hề có thuốc, cũng không thể đến bệnh viện. Việc để bản thân nhiễm bệnh vì thế sẽ là điều tối kỵ.

Để giảm thiểu rủi ro, mọi thứ cần được làm chín qua lửa, trừ hoa quả.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận