Những vùng nước chỉ đứng cạnh cũng có thể chết người

Những vùng nước chỉ đứng cạnh cũng có thể chết người

Nước là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều vùng nước nguy hiểm đến mức tốt nhất là bạn nên tránh xa.

Sông Rio Tinto, Andalusia, Tây Ban Nha
Sông Rio Tinto, Andalusia, Tây Ban Nha: Được mệnh danh là "sao Hỏa trên Trái Đất", Río Tinto là dòng sông nổi tiếng ở Tây Ban Nha, thu hút du khách và các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đến thăm mỗi năm vì làn nước màu đỏ kỳ lạ như máu. Nước ở Rio Tinto có một lượng lớn sản phẩm phụ từ khai thác mỏ kim loại nặng và axit. Cả dòng sông được nhuộm màu đỏ tươi, những viên đá cũng ngấm đỏ theo thời gian, đây là kết quả của hoạt động khai thác làm thay đổi địa hình khu vực, khiến nước chứa sắt và các kim loại nặng từ mỏ khai thác rỉ ra bên ngoài. Từ năm 3000 trước Công Nguyên, khu vực quanh sông đã được khai thác vàng, bạc, đồng và nhiều khoáng sản quý khác. (Ảnh: Prefijos-telefonicos).

Nước ở Rio Tinto có một lượng lớn sản phẩm phụ từ khai thác mỏ kim loại nặng và axit.
Kết quả là dòng nước có màu sắc sặc sỡ kéo dài 100 km, đổ ra vịnh Cadiz. Nước sông quá nguy hiểm với con người, nhưng lại là nơi sinh sống của nhiều vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường độc hại và không cần ôxy. (Ảnh: W-dog). Đến năm 1724, với sự cho phép của chính phủ Tây Ban Nha, những công ty khai thác mỏ ra đời đã biến nơi đây thành mỏ khai thác quy mô lớn nhất châu Âu vào thế kỷ 19. Việc khai thác công khai chỉ dừng lại sau hàng loạt các chỉ trích của những nhà khoa học về sự ô nhiễm môi trường xung quanh. Có 3 kim loại nặng chủ yếu được tìm thấy trong dòng sông này là sắt, đồng, kẽm. Nồng độ kim loại nặng trong nước có sự thay đổi theo mùa, cao nhất tập trung từ tháng 6 đến tháng 9.

Với tính axit cao, môi trường của sông Río Tinto khắc nghiệt đến mức chẳng loài tôm cá nào sống được, có chăng chỉ là vài dạng như vi khuẩn, tảo thích nghi tốt. Sự hiện diện của các loài này cũng phần nào là nguyên nhân khiến tăng độ pH, tăng nồng độ của các kim loại nặng cho dòng sông.

Hồ Sôi, Dominica
Hồ Sôi, Dominica: Chỉ là suối nước nóng tự nhiên lớn thứ hai thế giới, nhưng hồ Sôi của Dominica có nhiệt độ cao nhất. Nằm ở thung lũng Desolation, nước hồ Sôi đạt 82-92 độ C. (Ảnh: Rumshopryan).

Hồ Sôi của Dominica có nhiệt độ cao nhất, nằm ở thung lũng Desolation, nước hồ Sôi đạt 82-92 độ C
Đó mới chỉ là độ nóng của phần nước ven bờ, chưa ai ra được trung tâm hồ để đo nhiệt độ. Hiện tượng độc đáo này là nhờ các túi núi lửa trong khu vực. (Ảnh: Gopixpic).

Blue Lagoon, Derbyshire, Anh
Blue Lagoon, Derbyshire, Anh: Đây là một mỏ đá cũ đã ngập nước. Khu vực này có màu xanh lạ do các hóa chất độc hại tiết ra từ các tảng đá. Hồ nước có độ pH là 11,3 (độ pH của amoniac là 11,5 và của thuốc tẩy là 12,6). (Ảnh: Cbforum).

Ngoài ra, nước còn chứa rác rưởi, phân và xác động vật.
Ngoài ra, nước còn chứa rác rưởi, phân và xác động vật. Hồ từng được nhuộm đen vài lần để tránh du khách xuống tắm, nhưng sau đó nước vẫn trở lại màu xanh như cũ và không ít người đã liều lĩnh xuống đây bơi. (Ảnh: Daily Mail).

Hồ Horseshoe, California, Mỹ
Hồ Horseshoe, California, Mỹ: Hồ nước nằm ở hạt Mono này có lượng CO2 và H2S, hỗn hợp cực độc không chỉ làm chết một diện tích cây lớn xung quanh mà còn khiến con người mất mạng. Năm 1998, không khí ở hồ khiến một người leo núi 58 tuổi thiệt mạng, và vào năm 2006, khí gas giết chết 3 nhân viên tuần tra của khu trượt tuyết. Lượng khí độc này tới từ các núi lửa dưới lòng đất nằm rải rác khắp khu vực. (Ảnh: Summitpost).

Hồ Mono, California, Mỹ
Hồ Mono, California, Mỹ: Đây là một trong những hồ nước cổ xưa và nguy hiểm nhất nước Mỹ. Nước hồ có hàm lượng muối cao gấp 3 lần nước biển và độ pH là 10. (Ảnh: Mycoolbackgrounds).

Hồ Mono, California, Mỹ9Nước hồ có hàm lượng muối cao gấp 3 lần nước biển và độ pH là 10.
Điều này đem lại cho hồ các cột đá muối ấn tượng, nhưng khá nguy hiểm. Ở đây chỉ có tôm, ruồi và một loại tảo sống được. Độ nguy hiểm của hồ phụ thuộc vào mực nước. (Ảnh: Tabletwallpapers).

Nằm giữa Rwanda và Congo, hồ Kivu chứa một lượng khí metan và CO2 lớn phía dưới đấy
Hồ Kivu, châu Phi: Nằm giữa Rwanda và Congo, hồ Kivu chứa một lượng khí metan và CO2 lớn phía dưới đấy. Hiện tại lượng khí này chưa gây nguy hiểm, nhưng với nhiều núi lửa trong khu vực, Kivu giống như một quả bom hẹn giờ, đe dọa sinh mạng của hàng triệu người ở khu vực lân cận. Một vụ nổ hay chấn động mạnh có thể khiến các khí này thoát ra ngoài. (Ảnh: Technologyreview).

Hồ Onondaga, Mỹ: Vào thế kỷ XIX, hồ Onondaga là một địa điểm nghỉ dưỡng khá phổ biến. Một thế kỷ sau, do tác động của quá trình hiện đại hóa, hồ Onondaga đã nằm trên bờ vực của thảm họa sinh thái. Bị bão hòa do chất thải công nghiệp nitrat, phốt phát, thủy ngân và vi khuẩn gây bệnh... hồ bị chính phủ đưa ra sắc lệnh cấm bơi lội và câu cá từ năm 1940. Sau lệnh cấm, người ta đã lắp đặt các cơ sở xử lý nước sạch, tình hình hồ đang dần được cải thiện, nhưng để làm sạch nước phải cần một thời gian rất dài.

Hồ Karachay, Nga: Nếu bạn đứng trên bờ hồ Karachay ở Urals chỉ 1 tiếng là đủ để gặp một cái chết đau đớn từ bức xạ gấp 600 lần chụp x quang. Tất cả bắt nguồn từ một sự cố của nhà máy vật liệu phân hạch "Mayak" vào năm 1957. Mặc dù mỗi năm, công ty vệ sinh nhận được vài triệu rúp để loại bỏ hậu quả của thảm họa nhưng dòng nước ngầm vẫn tiếp tục lan truyền bức xạ chết người.




Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận