Phát hiện "hành tinh giả thuyết": một Hải Vương Tinh hóa Trái đất

Phát hiện "hành tinh giả thuyết": một Hải Vương Tinh hóa Trái đất

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một vật thể kỳ lạ thuộc lớp hành tinh giả thuyết Chthonia, nằm cách Trái đất 730 năm ánh sáng.

Vật thể mang tên TOI-849b, là hành tinh con của một ngôi sao giống Mặt Trời mang tên TOI-849. TOI-849b mang đặc điểm của một hành tinh khí và băng như , chỉ nhỏ hơn một chút. Tuy nhiên các phép đo cho một kết quả kỳ dị: nó có mật độ tương đương với Trái đất và .

Hành tinh giả thuyết Chthonia TOI-849b
Hành tinh giả thuyết Chthonia TOI-849b - (ảnh đồ họa từ University of Warwick/Mark Garlick).

Những hành tinh khí như , sao Hải Vương tuy khổng lồ nhưng có mật độ thấp hơn nhiều so với lớp hành tinh đá mà Trái đất của chúng ta đại diện. Những hành tinh khí nặng như đá nói trên vốn chỉ tồn tại trong lý thuyết thiên văn, chưa từng được ghi nhận trong thực tế, gọi "lớp hành tinh giả thuyết Chthonia"– theo thần thoại Hy Lạp là tên một nàng công chúa bị hy sinh để vua cha chiến thắng trước kẻ thù.

Để có thể xuất hiện trước mắt người Trái đất với những tính chất kỳ lạ nói trên, các nhà khoa học tin rằng TOI-849b thực sự đã "hy sinh" bầu khí quyển của mình cho sao mẹ. Nó là một hành tinh khí đúng nghĩa, nhưng sau đó bị tước bỏ hết bầu khí quyển, chỉ còn trơ lõi đá dày đặc nên hiện tại trông giống một hành tinh đá kiểu Trái đất!

Nguyên nhân của việc bị tước bầu khí quyển này là hành tinh TOI-849b quay quá gần sao mẹ, một năm chỉ mất 18 ngày. Khoảng cách gần này thậm chí khiến sao mẹ bị "chao đảo" vì lực hấp dẫn của đứa "con" khổng lồ. Nó có một nhiệt độ bề mặt "địa ngục" là 1.530 độ C và nặng gấp 39,1 lần Trái đất của chúng ta.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature, đứng đầu bởi tiến sĩ David Amstrong từ Đại học Warwick (Anh).

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận