Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất liên quan đến loài người

Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất liên quan đến loài người

Các nhà khoa học phát hiện có những bằng chứng di truyền quan trọng về sự tiến hóa của loài người trong hoá thạch có niên đại 800.000 năm tuổi, đây cũng là hóa thạch lâu đời nhất từng được ghi nhận.

Phát hiện hóa thạch lâu đời nhất liên quan đến loài người

Nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ tất cả các điểm phân nhánh trong cây gia đình của con người và do đó giải thích con người thực sự tiến hoá như thế nào. Nhờ các bằng chứng cuối cùng cũng có thể trả lời một số lý thuyết về sự tiến hóa của con người mà trong một thời gian dài vẫn chưa được xác nhận.

Các nhà khoa học đã lấy được dữ liệu di truyền lâu đời nhất của con người từ một chiếc răng 800.000 năm tuổi từng thuộc về Homoantecessorliên quan đến các tông ngườiHominin (bao gồm tinh tinh cùng các tổ tiên đã tuyệt chủng của chúng).

Hóa thạch được phát hiện bởi nhà nghiên cứu Jose Maria Bermudez de Castro và nhóm của ông ở địa tầng TD6 từ địa điểm hang động Gran Dolina ở Tây Ban Nha vào năm 1994, nhưng chỉ được phân tích gần đây.

Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature, dẫn đầu bởi các nhà khoa học từ Đại học Copenhagen ở Đan Mạch, cùng với các đồng nghiệp từ Trung tâm nghiên cứu quốc gia về tiến hóa con người ở Tây Ban Nha và các tổ chức học thuật khác.

Theo Frido Welker, tác giả và hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Copenhagen, phân tích protein cổ cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ chặt chẽ giữa Homoantecessorlà một chủngngườicó niên đại từ 800.000 đến 1,2 triệu năm trước, Homo sapiens (người hiện đại), người Neanderthal và người Denisovan.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm cách để sắp xếp các protein cổ xưa và xác định vị trí của Homoantecessortrong cây gia đình của con người bằng cách sử dụng kỹ thuật khối phổ. Điều này có thể giúp các nhà khoa học lấy bằng chứng phân tử để hiểu rõ hơn và tái cấu trúc chính xác câu chuyện về sự tiến hóa của loài người. Mục đích của họ là tìm hiểu mối quan hệ tiến hóa giữa loài của chúng ta.

Enrico Capellini, phó giáo sư từ Đại học Copenhagen cũng tuyên bố rằng phần lớn những gì chúng ta biết cho đến nay đều dựa trên kết quả phân tích DNA cổ đại hoặc dựa trên các quan sát về hình dạng và vật lý cấu trúc của hóa thạch. Do sự suy thoái hóa học của DNA theo thời gian, DNA người lâu đời nhất thu được cho đến nay có niên đại không quá 400.000 năm. Ông cũng nói rằng việc phân tích các protein cổ xưa cùng với kỹ thuật được sử dụng cho phép họ vượt qua giới hạn này.

Những quan sát dựa trên bề ngoài và hình dạng của hóa thạch đã tiết lộ rằng Homoantecessorlà tổ tiên cuối cùng của người Neanderthal và loài người hiện đại.

Những loại khám phá này được thực hiện thông qua sự cộng tác rộng rãi của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu hệ gene toàn dân số, nghiên cứu quy mô lớn về protein, cổ sinh vật học và hóa sinh.

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận