Pin hoạt động nhờ... vi khuẩn

Pin hoạt động nhờ... vi khuẩn

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Binghamton ở New York đã chế tạo thành công một loại pin hoạt động nhờ vi khuẩn trên bề mặt một tờ giấy.

Pin hoạt động nhờ... vi khuẩn

Theo TechCrunch, mục đích của các nhà khoa học là tạo ra một loại pin dùng một lần, có thể hoạt động trong nhiều ngày: "Kỹ thuật chế tạo pin vi khuẩn sẽ giúp giảm thời gian sản xuất và chi phí. Loại pin sinh học này có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử đặt tại vùng sâu, vùng xa, nơi nguy hiểm và nguồn lực hạn chế".

Để chế tạo được loại pin này, các nhà khoa học sử dụng một miếng sắc ký (một loại giấy dùng để phân tách các chất hóa học) và một dải băng nitrat bạc đặt dưới một lớp sáp. Cực dương của pin được tạo thành từ một polime dẫn điện ở nửa bên kia của tờ giấy với phần chứa chất lỏng giàu vi khuẩn. Tế bào vi khuẩn hô hấp sẽ cung cấp điện năng cho pin.

Điện năng của loại pin này không đủ lớn để sạc xe điện, nhưng nó có thể dùng cho các cảm biến phát hiện đường huyết, các mầm bệnh, hoặc giữ cho các thiết bị điện tử nhỏ có thể hoạt động vài ngày mà không cần đến nguồn điện truyền thống. Loại pin này cung cấp một lượng điện năng 31,51 Microwatt với cường độ dòng điện 125,53 Microamp nhờ 6 pin xếp theo 3 hàng song song. Nếu 6 pin xếp theo 6 hàng sẽ cho công suất 44,85 Microwatt và cường độ dòng điện 105,89 Microamp.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học của Đại học Binghamton tạo ra pin vi khuẩn. Năm 2015 họ đã tạo được một mẫu pin vi khuẩn có thể gập lại trông giống như một bao diêm. Đầu năm nay họ cũng đưa ra một thiết kế pin lấy cảm hứng từ ám khí của ninja.

Đăng Khoa

Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống

Nguồn tin:

 

Tham gia bình luận