Cả bốn công ty đứng đầu trong lĩnh vực kiểm toán đều công bố chi hàng tỷ USD cho nghiên cứu AI. PwC dự kiến sẽ chi 1 tỷ USD trong vòng 3 năm để đào tạo AI cho 75.000 nhân viên, mở rộng các giải pháp AI cho khách hàng, thiết lập quan hệ đối tác với Microsoft và OpenAI. Trong khi đó, Deloitte công bố khoản đầu tư 1,4 tỷ USD vào đào tạo cho nhân viên về các công nghệ bao gồm AI. EY cũng đầu tư một khoản tương tự, 1,4 tỷ USD cho mô hình ngôn ngữ riêng và đào tạo 400.000 nhân viên sử dụng mô hình ngôn ngữ này. KPMG cũng không đứng ngoài "cuộc đua" với khoản đầu tư 2 tỷ USD cho AI và dịch vụ điện toán đám mây hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ trong công ty trong vòng 5 năm tới.
Trong lĩnh vực công nghệ, Wipro Ltd., nhà cung cấp dịch vụ gia công phần mềm hàng đầu Ấn Độ, lên kế hoạch chi 1 tỷ USD để đào tạo 250.000 nhân viên về AI với mong muốn tích hợp công nghệ thông minh vào các sản phẩm dịch vụ của mình.
Trong lĩnh vực giáo dục, các trường kinh doanh cũng không bỏ qua sức hút của công nghệ AI. Theo khảo sát của Hội nghị bàn tròn về chương trình giảng dạy kinh doanh sau đại học (GBC Roundtable – Hiệp hội toàn cầu của các trường kinh doanh), có 74% các trường kinh doanh đưa AI vào chương trình đào tạo.
Tại Việt Nam, Viện Quản trị & Công nghệ FSB (thuộc Đại học FPT) - Top 3 trường kinh doanh tốt nhất Việt Nam theo xếp hạng của Eduniversal là một trong số ít đơn vị đã đưa AI, học máy vào chương trình đào tạo Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE). Chương trình được đào tạo theo phương pháp kiến tạo – lấy người học làm trung tâm; cập nhật theo những giáo trình ưu việt và những xu hướng công nghệ mới nhất.
Trong quá trình theo học MSE tại Đại học FPT, học viên được tôi luyện các kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành những nhà quản trị dự án phần mềm chuẩn quốc tế hoặc chuyên gia trong các lĩnh vực như: phân tích dữ liệu, IoT, trí tuệ nhân tạo….
Học viên chương trình MSE dự Lễ Khai giảng tại Cần Thơ (Ảnh: FSB)
Nền tảng học thuật vững chắc với 30% thời lượng tập trung vào phân tích dữ liệu và 15% thời lượng về trí tuệ nhân tạo từ chương trình MSE sẽ giúp các học viên có thể dễ dàng bắt kịp các xu hướng công nghệ mới. Đồng thời, nội dung chương trình được cập nhật liên tục từ các giảng viên là chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực tế còn mang đến cho học viên khả năng khai thác hiệu quả tài nguyên dữ liệu số và xây dựng các hệ thống phần mềm thông minh phù hợp với xu hướng thời đại kinh doanh số.
Đặc biệt, chương trình còn có sự hỗ trợ đào tạo từ FPT Software, mang đến cơ hội học hỏi và trực tiếp tham gia triển khai các dự án thực tế. Trong quá trình học tập, học viên MSE được trực tiếp tham gia các dự án thực hành liên quan đến AI và phân tích dữ liệu cùng các chuyên gia tại FPT Software - công ty chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ với hơn 1.000 khách hàng trên toàn cầu, trong đó có gần 100 công ty thuộc danh sách Fortune 500 đang hoạt động trong đa lĩnh vực. Đây là một trải nghiệm học tập độc đáo và riêng biệt mà chương trình MSE của FSB mang lại, giúp nâng bước học viên trên con đường trở thành những chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu của Việt Nam.
Ngoài ra, từ năm 2023, học viên MSE tại Đại học FPT sẽ được hỗ trợ kết nối và làm việc tại các công ty thành viên của Tập đoàn FPT như: FPT Software, FPT Telecom, FPT Retail,…
Hiện chương trình Thạc sĩ Kỹ thuật phần mềm (MSE) đang được Đại học FPT triển khai đào tạo tại 4 thành phố: Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Tìm hiểu thêm thông tin chương trình tại đây hoặc qua hotline: 090.459.55.77
Cập nhật tin tức công nghệ mới nhất tại fanpage Công nghệ & Cuộc sống
Nguồn tin: genk.vn
Tham gia bình luận